Cẩn trọng với thuốc nam giả để tránh hệ lụy thật
Sản xuất thuốc nam giả nhưng lại quảng cáo rầm rộ trên mạng xã hội để đánh lừa người dùng. Thuốc nam nhưng thực chất lại là các loại rễ cây thảo dược rẻ tiền, thu mua trôi nổi trên thị trường về để chế biến. Đóng gói, nhái bao bì hàng thật và bán ra thị trường với giá tương đương. Đây là thủ đoạn tinh vi của các đối tượng nhằm làm giả một sản phẩm thuốc nam đã được công nhận tại Việt Nam.
Anh Mạc Văn Minh - Giám đốc hợp tác xã dược liệu Nam dược Mạc Minh - tỉnh Hà Giang cho biết: “Những sản phẩm dược liệu trôi nổi trên thị trường không rõ nguồn gốc được các đối tượng thả xuống nền xi măng rồi đảo đều lên, đóng gói nhằm bán ra thị trường. Đây là hành vi sản xuất hàng giả, hàng nhái.”

Mặc dù sản xuất và buôn bán thuốc giả, thế nhưng, các đối tượng lại đầu tư và tổ chức hệ thống kinh doanh, chăm sóc khách hàng còn bài bản hơn cả đơn vị sản xuất thuốc “thật”. Điều này lý giải vì sao, chỉ sau một thời gian ngắn, từ cuối năm 2023 đến đầu tháng 7, lợi nhuận từ việc kinh doanh thuốc nam giả đã lên đến hàng tỷ đồng.
Và dĩ nhiên, các đối tượng “làm giả” thu về lợi nhuận bao nhiêu thì uy tín và doanh thu của đơn vị sản xuất “thuốc thật” bị sụt giảm bấy nhiêu. Thậm chí là sức khỏe của người sử dụng “thuốc giả” cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Trung tá Nghiêm Tuấn Anh - Phó đội trưởng Đội 7 - Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an thành phố Hà Nội chia sẻ: “Các nguyên liệu để làm thuốc giả chủ yếu là cây thảo dược có tác dụng làm mát gan chứ không có tác dụng chữa bệnh như quảng cáo. Người có bệnh cần dùng đến thuốc để chữa bệnh thì dùng thuốc giả đương nhiên không có tác dụng.”

Theo lực lượng chức năng, sản xuất thuốc nam giả là một trong các hành vi bị pháp luật nghiêm cấm, thậm chí là bị xử lý hình sự từ 5 năm đến 12 năm tù. Do vậy, khuyến cáo người dân khi đặt mua thuốc cần liên hệ đến đơn vị phân phối, được công nhận, hạn chế tìm kiếm, mua các sản phẩm trôi nổi trên sàn thương mại điện tử, mạng xã hội, tránh mua phải hàng giả và rơi vào tình trạng tiền mất tật mang.


Các cựu lãnh đạo Bộ Y tế có sai phạm với mức độ khác nhau, liên quan đến dự án cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức.
Lực lượng Cảnh sát giao thông – Công an thành phố Hà Nội ra quân xử lý vi phạm ở nhóm tuổi học sinh, ghi nhận không ít trường hợp thanh thiếu niên vi phạm.
Công an tỉnh Phú Thọ đã triển khai lực lượng, phương tiện tiến hành điều tiết, hướng dẫn, phân luồng giao thông trên các tuyến đường dẫn vào Khu di tích lịch sử Đền Hùng.
Một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa ô tô đầu kéo và ô tô khách đã khiến nhiều người bị thương, xảy ra vào khoảng 2 giờ ngày 6/4, tại Km157+400 trên Quốc lộ 2, thuộc địa phận xã Đức Ninh, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang).
Cơ quan chức năng thời gian gần đây liên tục cảnh báo về tình trạng gia tăng các hội nhóm có tính chất tiêu cực, thậm chí có dấu hiệu xúi giục phạm tội trên mạng xã hội.
Toàn quốc đã xảy ra 52 vụ tai nạn giao thông, làm chết 32 người, bị thương 22 người trong ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, theo thống kê của Cục CSGT.
0