Cần thêm nguồn lực để đạt mục tiêu 1 triệu căn NƠXH
Gần 10 nghìn tỷ đồng là số tiền Ngân hàng Chính sách xã hội đã cho vay đối với gần 28 nghìn khách hàng để mua nhà ở xã hội. Trong số dư nợ trên có khoảng 3.700 tỷ đồng thuộc chương trình phục hồi với số lượng 9.500 khách hàng.
Tại thông báo Kết luận số 242 của Thủ tướng Chính phủ cũng đã nêu rõ các nhiệm vụ của các bộ, ngành, đặc biệt là các địa phương phải tích cực triển khai thực hiện các dự án nhà ở bao gồm nhà ở xã hội và nhà ở cho người thu nhập thấp.
TS. Nguyễn Văn Đính – Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết: "Trong khoảng nửa đầu năm 2024, có lẽ gần như hầu hết các tỉnh thành của chúng ta sẽ được phê duyệt quy hoạch. Đấy cũng là cơ sở để chúng ta có thể phát triển, đầu tư phát triển các dự án và đặc biệt trong đó có quy hoạch về các nhà ở xã hội, các vấn đề đó sẽ là cơ sở. Vấn đề thứ hai là Chính phủ cũng đã chỉ đạo là phải xử lý cái khó mà có lẽ là cái khó quan trọng là các thủ tục của việc phát triển nhà ở xã hội, và giải quyết cái vấn đề tháo gỡ cho cái đối tượng hấp thụ cái nhà ở xã hội. Đây là những cái mà nghẽn lớn thì đều đã được Chính phủ đang chỉ đạo để xử lý tháo gỡ."

Tuy nhiên nhiều chuyên gia nhận định rằng, đề án làm một triệu căn nhà ở xã hội sẽ khó về đích nếu thủ tục hành chính vẫn tắc, vẫn không được sửa đổi. Hiện trong số những vấn đề gặp phải khi triển khai một dự án nhà ở xã hội thì những vướng mắc, khó khăn liên quan đến thủ tục hành chính chiếm đến 70%. Chính tình trạng này đã, đang khiến cho nhiều doanh nghiệp không mặn mà đầu tư. Vì vậy cũng không đẩy nhanh được mục tiêu thực hiện chương trình xây dựng NOXH dù các địa phương, Bộ, ban, ngành rất quyết tâm.
Chính vì lẽ đó mà tới đây, nhà ở xã hội cần phải có sự quan tâm và cần phải có những cơ chế thay đổi đi, nó không mang tính xin cho nữa và không phức tạp nữa.
Các chuyên gia cũng cho rằng, cần sớm bổ sung các quy định để huy động tối đa nguồn lực xã hội để xây nhà cho công nhân. Việc bỏ quy định bắt buộc tất cả các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại tại các đô thị từ loại III trở lên phải dành 20% quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội là hợp lý. Tuy nhiên cần có quy định rõ trách nhiệm quy hoạch bố trí quỹ đất nhà ở xã hội với từng địa phương. Hy vọng trong thời gian tới khi các Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) đã và được thông qua. Việc sớm xây dựng những nghị định, thông tư dưới Luật cụ thể được áp dụng vào thực tế sẽ tạo được sự đồng bộ trong hệ thống chính sách liên quan đến phát triển nhà ở nói chung và phát triển nhà ở xã hội nói riêng và từ đó giấc mơ an cư sẽ đến gần hơn với người dân, đặc biệt là công nhân, lao động thu nhập thấp.


Các chuyên gia đề xuất, các địa phương cần xác định, tính toán khoa học theo "nguyên tắc thị trường", "hài hòa lợi ích" để giá đất thương mại, dịch vụ bằng khoảng 20% - 40% so với giá đất ở trong bảng giá đất.
Quy hoạch chi tiết bốn khu tập thể cũ vừa được quận Đống Đa. TP. Hà Nội đưa ra lấy ý kiến cộng đồng, tạo bước khởi đầu quan trọng để cuối năm 2025 có thể khởi công xây dựng lại.
Việc Mỹ áp thuế 46% lên hàng hóa Việt Nam được đánh giá sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến thị trường bất động sản, đặc biệt là phân khúc bất động sản công nghiệp.
Quận Đống Đa đặt mục tiêu hoàn tất quy hoạch chi tiết cải tạo bốn khu chung cư cũ: Kim Liên, Khương Thượng, Trung Tự và Hào Nam trong năm 2025, nhằm thực hiện Chương trình số 03 của Thành ủy về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 – 2025”.
Quận Đống Đa đã công khai lấy ý kiến của cộng đồng đối với đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 cải tạo các khu tập thể: Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng và Hào Nam.
Thành phố Hà Nội đấu giá quyền sử dụng đất được khoảng 6.860 tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm 2025, đạt 34% chỉ tiêu thu từ đấu giá quyền sử dụng đất năm 2025.
0