Cần sửa Luật Quy hoạch để tránh cục bộ, cát cứ

Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019. Tuy nhiên, sau gần 5 năm triển khai đã xuất hiện một số khó khăn, vướng mắc cần nghiên cứu tháo gỡ. Mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.

Bộ đề xuất bốn nội dung định hướng sửa đổi Luật Quy hoạch. Cụ thể:

- Về hệ thống quy hoạch quốc gia, mối quan hệ giữa các quy hoạch: dự thảo đề xuất quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn thuộc danh mục quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, đồng thời bổ sung quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành vào hệ thống quy hoạch quốc gia.

- Về kinh phí cho hoạt động quy hoạch; lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch: dự thảo đề xuất nghiên cứu bổ sung quy định về việc cho phép sử dụng kinh phí chi thường xuyên cho việc lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố, điều chỉnh các loại quy hoạch. Nghiên cứu mở rộng hình thức lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch.

- Về trình tự, thủ tục và trách nhiệm của các cơ quan trong quá trình lập quy hoạch: nghiên cứu bổ sung quy định về điều chỉnh nhiệm vụ lập quy hoạch; xem xét phân cấp thẩm quyền tổ chức thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư; hoàn thiện quy trình lập, lấy ý kiến, thẩm định, trình quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo hướng đơn giản hóa quy trình, thủ tục.

- Về phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu sơ đồ, bản đồ quy hoạch, cơ sở dữ liệu về quy hoạch cần đẩy mạnh công khai, minh bạch của hoạt động quy hoạch; tăng cường khả năng tiếp cận thông tin, dữ liệu về quy hoạch của người dân. Có thể thấy việc sửa đổi Luật Quy hoạch là thực sự cần thiết nhằm hoàn thiện nội dung, phương pháp lập quy hoạch để khơi thông mọi nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sửa chữa, cải tạo nhà cũ có thể gặp nhiều khó khăn bởi ảnh hưởng từ kết cấu có sẵn của ngôi nhà. Sau đây là một số lưu ý khi cải tạo nhà giúp tránh lãng phí thời gian, công sức và tiền bạc.

Việc cải tạo chung cư cũ trên địa bàn Hà Nội đang được UBND thành phố chỉ đạo quyết liệt nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện; đảm bảo nguyên tắc "tăng chiều cao công trình, giảm mật độv xây dựng, không tăng dân số" trong lập quy hoạch chi tiết toàn khu.

Công tác cải tạo, chỉnh trang biệt thự cổ đang được thành phố Hà Nội hết sức quan tâm, đặt ra bài toán: vừa đảm bảo được yếu tố mỹ quan đô thị, vừa lưu giữ “hồn cốt” của di sản.

Nguồn cung toàn thị trường bất động sản nhà ở trong quý I/2025 tăng gấp ba so với cùng kỳ năm ngoái, theo báo cáo thị trường bất động sản của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam.

UBND TP Hà Nội đã có văn bản gửi Bộ Tài Chính, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao và các đơn vị liên quan về việc sắp xếp, xử lý các cơ sở nhà, đất để hoang của các cơ quan Trung ương trên địa bàn thành phố, tránh lãng phí tài sản công.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 87 quy định việc giảm 30% tiền thuê đất phải nộp của năm 2024 cho người sử dụng đất.