Cần sớm phá thế độc quyền trong kinh doanh vàng
Trong lịch sử, vàng từng được coi như một trong những phương tiện thanh toán được ưa chuộng, nhiều giao dịch giá trị lớn được quy thành vàng khiến các cơ quan quản lý lo ngại tình trạng "vàng hóa nền kinh tế". Nghị định 24 ra đời đã chấn chỉnh được tình trạng bất ổn định trên thị trường vàng vào thời điểm đó. NHNN đã trở thành cơ quan độc quyền sản xuất vàng miếng, độc quyền trong quản lý xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng. Tuy nhiên, sau 12 năm thi hành đến nay, tình hình đã thay đổi rất nhiều.

Theo ông Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế, cho biết: "Phát triển một nền kinh tế thị trường thì cần phải có một thị trường tài chính tiền tệ theo thông lệ quốc tế. Trong đó, chúng ta phải có một thị trường vàng theo thông lệ quốc tế, để có thể huy động các nguồn lực trong nước cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như là phát triển nền kinh tế. Và rõ ràng là đã đến lúc chúng ta phải nghĩ đến cái việc phát triển thị trường vàng để đảm bảo cái nhu cầu dự trữ, mua bán cũng như là tích trữ của một cái bộ phận dân cư. Đồng thời phải đáp ứng được cái yêu cầu về vàng cho hoạt động sản xuất kinh doanh."
Theo các chuyên gia, từ năm 2013 đến nay, nhà nước đã không sản xuất thêm vàng SJC ra thị trường. Với việc nhu cầu tăng cao trong thời gian qua đã có lúc chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế lên đến hơn 20 triệu/lượng. Do vậy, việc cần điều chỉnh quy định quản lý thị trường vàng là cần thiết lúc này. Nhất là tình trạng không bình đẳng giữa các sản phẩm vàng khác nhau trên thị trường.

Ông Nguyễn Hữu Huân, chuyên gia phân tích thị trường tài chính cho rằng: "Chúng ta cần xóa bỏ cơ chế độc quyền vàng, đặc biệt là thị trường vàng miếng. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp kinh doanh vàng, đặc biệt kinh doanh vàng miếng thì đó phải là các doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện, hội tụ đủ các yêu cầu chứ không phải doanh nghiệp nào tham gia cũng được."

Các chuyên gia cho rằng, nếu không cân bằng được thị trường vàng trong nước thì có thể dẫn đến nhiều hệ lụy, trong đó chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới càng cao thì tình trạng buôn lậu sẽ diễn ra. Đây là thời điểm cần trả vàng về cho thị trường vận hành và cơ quan quản lý làm nhiệm vụ giám sát về khối lượng, giá cả khi cần thiết.


Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham) đã kêu gọi chính quyền Mỹ xem xét gia hạn việc áp thuế 46% đối với hàng hóa Việt Nam, để các doanh nghiệp có thời gian thích ứng với quy định mới.
Nhiều mặt hàng Việt không phải chịu mức thuế đối ứng 46% khi xuất khẩu sang Mỹ như thép, nhôm, đồng, ô tô, chất bán dẫn, dược phẩm, vàng...
Giá dầu trong phiên giao dịch 3/4 đã ghi nhận mức sụt giảm tính theo phần trăm lớn nhất kể từ năm 2022, sau khi các nước xuất khẩu dầu bất ngờ quyết định tăng sản lượng, chỉ một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố những biện pháp thuế quan mới.
Novaland vừa công bố đơn từ nhiệm của hai thành viên HĐQT là ông Ng Teck Yow và bà Nguyễn Mỹ Hạnh với lý do tái cấu trúc và nguyện vọng cá nhân.
Thị trường chứng khoán Mỹ và đồng USD ngày 3/4 đã tụt dốc mạnh, khi các nhà giao dịch phản ứng với thông báo thuế quan mà Tổng thống Donald Trump đưa ra một ngày trước đó.
Doanh nghiệp Việt Nam cần sẵn sàng cho kịch bản xấu nhất, tránh bị động và rút kinh nghiệm từ đợt sốc lần này trước quyết định cuối cùng về thuế đối ứng của Mỹ.
0