Cân nhắc giữ tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên
Sáng 25/6, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Công chứng (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp.
Tại phiên thảo luận, các đại biểu đều cơ bản nhất trí về sự cần thiết phải sửa đổi toàn diện Luật Công chứng để kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế của luật hiện hành. Việc sửa đổi Luật Công chứng nhằm kịp thời thể chế hóa chủ trương, nghị quyết của Đảng về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đổi mới tổ chức, hoạt động của công chứng đáp ứng yêu cầu, xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.

Liên quan tới tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu cẩn trọng quy định nêu trên do quy định này chưa phù hợp với mục đích, quan điểm sửa đổi luật là nâng cao chất lượng, trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức của công chứng viên, lấy công chứng viên làm trung tâm.
Ông Nguyễn Đại Thắng - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên, nêu ý kiến: "Do tính chất công việc đặc thù của một công chứng viên được ví như thẩm phán phòng ngừa, nên cần những người có trình độ pháp luật chuyên sâu, giàu kinh nghiệm. Do vậy, đại biểu đề nghị giữ nguyên như quy định hiện hành về thời gian công tác pháp luật là từ đủ 5 năm trở lên. Công chứng viên làm nghề công chứng ngoài việc phải có bằng cử nhân như luật trở lên thì cần phải có đủ kinh nghiệm thực tiễn, có thời gian công tác pháp luật đủ để bảo đảm thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật sau khi được bổ nhiệm công chứng viên".

Đối với trợ lý công chứng, đại biểu đề nghị cần nghiên cứu bổ sung vào dự thảo luật các quy định về chức danh trợ lý công chứng viên. Đại biểu cho rằng hiện nay trợ lý công chứng viên đang là thành phần không thể thiếu trong các tổ chức hành nghề công chứng và đang thực hiện một khối lượng công việc khá lớn trong các tổ chức này.
Về mô hình tổ chức của văn phòng công chứng, có đại biểu cho rằng dự thảo luật quy định văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại mô hình là công ty hợp danh vẫn chưa phù hợp với nhiều địa phương.
Ông Nguyễn Hữu Thông - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận, cho hay: "Quy định trên vẫn còn nhiều băn khoăn vì trên thực tế ở vùng sâu, vùng xa, những nơi có mật độ giao dịch dân sự, kinh tế còn thấp, nhu cầu sử dụng dịch vụ công chứng của người dân chưa cao thì có thể cho phép thành lập loại hình văn phòng công chứng do một công chứng viên làm chủ là rất là phù hợp. Một mặt là vừa là góp phần thúc đẩy mạnh mẽ chủ trương là xã hội hóa hoạt động công chứng, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo sớm tiếp cận với lại dịch vụ công chứng mà không cần thiết phải đi xa để thực hiện nội dung này".
Các ý kiến thảo luận của các đại biểu sẽ được tiếp tục tổng hợp, bổ sung, chỉnh lý trình Quốc hội xem xét.
Trước đó, trong sáng 25/6, Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn văn kiện gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland.


Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã gặp Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Valentina Matvienko vào chiều 6/4 (theo giờ địa phương), nhân dịp dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150) tại Tashkent, Uzbekistan.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã gặp Chủ tịch Hạ viện Ấn Độ Om Birla trong khuôn khổ Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 150 (IPU-150), diễn ra tại Tashkent, Uzbekistan vào sáng 6/4.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ cần thích ứng với chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, coi đây là cơ hội để phấn đấu vươn mình, góp phần cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu lại thị trường, sản xuất và xuất khẩu.
Malaysia và nhiều quốc gia trong khu vực hoan nghênh, đánh giá cao cách tiếp cận của Việt Nam trong vấn đề áp thuế đối ứng của Mỹ thông qua điện đàm.
Bộ Nội vụ đã công bố kết quả Chỉ số đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS 2024).
Đại diện Bộ Nội vụ đã cung cấp thêm thông tin về đề xuất mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp, tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025.
0