Cần khẩn trương xử lý việc tuyển sinh tại trường Tây Mỗ 3
Gần 300 phụ huynh có hộ khẩu thường trú tại phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, ngay khi biết ngôi trường mới chuẩn bị đi vào hoạt động và sẽ bắt đầu nhận hồ sơ từ ngày 21/8, đã đăng ký chuyển trường cho con về gần nhà. Con em của họ đang học tại trường Tiểu học Lý Nam Đế. Thế nhưng, cũng trong ngày 21/8, các phụ huynh lại nhận được thông báo không có kế hoạch tiếp nhận hồ sơ, trường đã tuyển đủ chỉ tiêu.
Theo thông tin từ Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Nam Từ Liêm, trường Tiểu học Tây Mỗ 3 là trường công lập được tách ra từ Trường Tiểu học Tây Mỗ và dành cho con em nhân dân trên địa bàn phường. Sau khi chia tách các lớp 2, 3, 4, 5 và tuyển mới lớp 1, tổng số học sinh của Trường Tiểu học Tây Mỗ 3 là 1.111 học sinh, với 30 lớp, đã vượt chỉ tiêu so với quy định là 30 lớp với tối đa 1.050 học sinh. Tất cả đều thuộc đối tượng học sinh trên địa bàn phường Tây Mỗ theo đúng tuyến tuyển sinh quy định.
Cũng trong chiều 21/8, Sở GD&ĐT Hà Nội đã đề nghị Phòng GD&ĐT quận Nam Từ Liêm tham mưu lãnh đạo quận nghiên cứu, tổ chức phương án bảo đảm quyền lợi học tập chính đáng của học sinh theo đúng quy định.
Sở GD&ĐT cũng đề nghị tăng cường thông tin tuyên truyền, vận động phụ huynh học sinh hiểu rõ về các quy định của ngành, yên tâm chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho con em mình bước vào năm học mới 2024-2025.
Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Đề cập đến quy định về mức phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động sang cơ quan quản lý giáo dục, nhiều đại biểu đề nghị cần bảo lưu chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động.
Góp ý về quy định bồi dưỡng nhà giáo trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho rằng, nên rà soát lại quy định này theo hướng lược bớt những áp lực về các chứng chỉ, các lớp bồi dưỡng bắt buộc cho nhà giáo.
Góp ý về quy định quyền nhà giáo được dạy thêm trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền - Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An cho rằng, học thêm là nhu cầu thực tế của nhiều học sinh, phụ huynh và gia đình. Bên cạnh việc khuyến khích người học tự học, tự nghiên cứu thì cần nhà giáo định hướng, hướng dẫn là nhu cầu chính đáng. Và cần xem dạy thêm như một nghề có thu.
Cùng với trang bị kiến thức, kỹ năng cho học sinh, việc tạo dựng ngôi trường hạnh phúc cũng đã và đang được Trường Tiểu học Phú Diễn (phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm) chú trọng, với mục tiêu tạo dựng môi trường học tập và làm việc thoải mái, sáng tạo để “Thầy cô hạnh phúc - Học sinh hạnh phúc”.
Ở lứa tuổi trung học phổ thông, nhiều em học sinh đã có những rung động, tình yêu đầu đời. Tuy nhiên, lứa tuổi này cũng dễ bị tổn thương nếu không được trang bị đầy đủ các kiến thức về lối sống, tâm lý, giới tính. Giáo dục giới tính cho học sinh hiện được nhiều trường học, các thầy cô giáo chú trọng để nâng cao kỹ năng sống cho các em.
Hôm nay (20/11) là kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam và cũng là dịp để xã hội ghi nhận và tôn vinh những đóng góp của các thầy, cô giáo trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ.
0