Cần chuẩn hóa thiết kế mặt bằng nhà ở xã hội

Để tối ưu quỹ đất đang ngày một hạn chế, cần có chính sách chuẩn hóa thiết kế mặt bằng cho nhà ở xã hội (NƠXH).

Theo nhiều chuyên gia, phần lớn dự án NƠXH do các chủ đầu tư trong nước phát triển, điển hình như HUD, BIC, Viglacera, Him Lam ở phía Bắc; Xuân Phú Hải, Saigon Invest Group ở miền Trung; Nam Long, Hoàng Quân, Sacomreal ở phía Nam.

Sự tham gia của nhiều doanh nghiệp giúp gia tăng lựa chọn cho người mua, nhưng việc quá phụ thuộc vào các chủ đầu tư khiến chi phí phát triển chưa được tối ưu. Do vậy, cần có chính sách chuẩn hóa thiết kế mặt bằng cho nhà ở xã hội nhằm tối ưu quỹ đất vốn hạn chế trong bối cảnh nhu cầu sở hữu nhà vẫn rất cao.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp bất động sản cần tái cấu trúc, xử lý nợ xấu và chuyển hướng đầu tư vào nhà ở thương mại giá rẻ và nhà ở xã hội. Điều này không chỉ góp phần thực hiện an sinh xã hội mà còn là trách nhiệm của doanh nghiệp với cộng đồng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Quỹ Nhà ở quốc gia được đánh giá là giải pháp cần thiết để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp và trung bình.

Các tỉnh, thành phố trên cả nước đã hỗ trợ xóa hơn 168.000 nhà tạm, nhà dột nát tính đến ngày 28/3.

UBND thành phố Hà Nội giao Sở Tài chính đánh giá tổng thể về dự án đầu tư có sử dụng đất trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay nhằm xử lý số lượng lớn dự án chậm tiến độ.

Bộ Tư pháp đang thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội, trong đó có đề xuất của Bộ Xây dựng về thí điểm giao chủ đầu tư nhà ở xã hội không thông qua đấu thầu.

TP.HCM đặt mục tiêu xây dựng hàng chục nghìn căn nhà ở xã hội mỗi năm nhưng nhiều dự án vẫn đang kéo dài vì thủ tục pháp lý, khiến hàng nghìn người mất cơ hội an cư lạc nghiệp.

120 triệu đồng/m² là mức trúng đấu giá cao nhất trong phiên đấu giá đất ngày 29/3 tại Sóc Sơn (Hà Nội).