Cần chính sách đột phá để phát triển nhà ở xã hội

Theo các chuyên gia, để thực hiện được mục tiêu phát triển 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội vào năm 2030 cần có chính sách đột phá và các giải pháp đồng bộ.

TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế cho rằng: “Đối với việc đầu tư nhà ở xã hội, chúng ta cần phải thay đổi hàng loạt các cơ chế, từ việc xem xét quy hoạch đầu tư đến hồ sơ thủ tục giao đất, điều kiện khởi công và các điều kiện có liên quan đến giá cả nhà ở cũng như là đối tượng được mua nhà. Và rõ ràng đó là một chuỗi mà chúng ta phải xem xét phù hợp. Khi nhà đầu tư họ có lợi nhuận thoả đáng thì lúc đó họ mới tích cực tham gia đầu tư nhà ở xã hội”.

GS.TS. Hoàng Văn Cường, Uỷ viên Uỷ ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội nhận định: “Nhiều dự án bất động sản dành cho người thu nhập thấp sẽ còn khó khăn hơn nữa. Bởi lẽ những thủ tục để được phê duyệt, triển khai được một dự án bất động sản cho người thu nhập thấp còn phải qua nhiều công đoạn hơn so với một dự án bất động sản thương mại. Do vậy, chúng ta phải giải quyết vấn đề thứ hai đi kèm theo nguồn vốn là vấn đề pháp lý cho các đầu vào là đất đai, mặt bằng, điều kiện cho các dự án này được khởi công, triển khai”.

Những giải pháp nêu trên cũng là vấn đề được Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh tại Công điện số 130/CĐ-TTg ban hành ngày 10/12 vừa qua. Trong đó những yêu cầu về phân cấp, phân quyền, cải cách, cắt giảm tối đa các thủ tục hành chính cần được thực hiện nghiêm túc nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia đầu tư, các đối tượng thụ hưởng được tiếp cận nhà ở xã hội.

3 năm qua, cả nước mới có 79 dự án nhà ở xã hội được hoàn thành với trên 42,4 nghìn căn hộ. Nếu so với mục tiêu phát triển 1 triệu căn hộ vào năm 2030 thì mới đạt 4% kế hoạch. Sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ cùng cơ chế đột phá, chính sách phù hợp được kỳ vọng sẽ đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà ở xã hội trong giai đoạn sắp tới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Lợi dụng thông tin sáp nhập, giá đất tại nhiều tỉnh, thành thời gian qua bị thổi cao phi lý, thị trường bất động sản trở nên méo mó, tiềm ẩn nguy cơ vỡ 'bong bóng'.

Quy hoạch chi tiết bốn khu tập thể cũ vừa được quận Đống Đa. TP. Hà Nội đưa ra lấy ý kiến cộng đồng, tạo bước khởi đầu quan trọng để cuối năm 2025 có thể khởi công xây dựng lại.

Việc Mỹ áp thuế 46% lên hàng hóa Việt Nam được đánh giá sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến thị trường bất động sản, đặc biệt là phân khúc bất động sản công nghiệp.

Quận Đống Đa đặt mục tiêu hoàn tất quy hoạch chi tiết cải tạo bốn khu chung cư cũ: Kim Liên, Khương Thượng, Trung Tự và Hào Nam trong năm 2025, nhằm thực hiện Chương trình số 03 của Thành ủy về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 – 2025”.

Trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn nhiều dự án bất động sản bị bỏ hoang, trong khi nguồn cung nhà ở còn thiếu.

Một số trường hợp bỏ hoang đất sẽ bị Nhà nước thu hồi, theo quy định tại Điều 81 Luật Đất đai 2024.