Cần chính sách đồng bộ để phát triển kinh tế tuần hoàn
Tổng công ty May 10 chuyên xuất khẩu sản phẩm may mặc sang các thị trường lớn như EU, Mỹ và Nhật Bản. Đây là những quốc gia áp dụng nhiều định chế, quy tắc xanh, kinh tế tuần hoàn đối với hàng nhập khẩu.
Ông Hà Mạnh, Giám đốc điều hành Tổng công ty May 10 chia sẻ: "Thứ nhất, người ta đánh giá về quản trị hệ thống quản lý chất lượng, về hệ thống quản lý môi trường hay trách nhiệm xã hội. Thêm nữa là các hành động, các chương trình cũng như kết quả của việc thực hiện chương trình đảm bảo về môi trường, đảm bảo xanh hóa trong sản xuất".
Hiện Tổng công ty May 10 có 13 nhà máy tại gần 10 tỉnh thành trên cả nước. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện kinh tế tuần hoàn và Tiêu chuẩn ESG (với ba yếu tố chính môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp) để xanh hóa nhà máy thì mỗi một địa phương lại có những quy định khác nhau, gây ra những khó khăn cho doanh nghiệp.

Thời gian vừa qua, Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định 08 đã đưa ra những quy định, pháp lý rất cụ thể liên quan đến mô hình phát triển kinh tế tuần hoàn. Đặc biệt, năm 2022, Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định 687 về đề án phát triển kinh tế tuần hoàn. Đây là những cơ sở tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế tuần hoàn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, các cơ chế, nghị định chưa đồng bộ, còn thiếu các tiêu chí để giúp doanh nghiệp thực hiện một cách đầy đủ kinh tế tuần hoàn.
Bà Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế Trung ương cho rằng: “Chúng ta sẽ phải có một nghị định về cơ chế thử nghiệm thực hiện kinh tế tuần hoàn để tạo ra một bước đột phá về thể chế, giúp doanh nghiệp có thể ứng dụng được mô hình kinh tế tuần hoàn một cách tốt nhất, cũng như tạo ra một khuôn khổ pháp lý để các cơ quan quản lý Nhà nước có thể hỗ trợ doanh nghiệp và người dân thực hiện kinh tế tuần hoàn một cách nhanh nhất”.
Các chuyên gia cho rằng, để khuyến khích doanh nghiệp thực hiện kinh tế tuần hoàn, Chính phủ và các bộ, ban, ngành liên quan cần rỡ bỏ các rào cản. Đây cũng là những yêu cầu bắt buộc để khuyến khích và thúc đẩy hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang các nước.


Chính phủ Việt Nam đề nghị Mỹ tạm hoãn áp thuế đối ứng từ 1-3 tháng để đàm phán với tinh thần đảm bảo công bằng, cả hai bên cùng có lợi, theo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc.
Nhờ sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo và tự động hóa, nhiều doanh nghiệp đang cắt giảm đáng kể ngân sách quảng cáo mà vẫn giữ được, thậm chí nâng cao hiệu quả bán hàng.
Ngân hàng Standard Chartered dự báo GDP của Việt Nam tăng trưởng mạnh ở mức 7,7% trong quý I/2025 (tăng từ mức 7,6% trong quý IV/2024).
Chính phủ Trung Quốc ngày 4/4 tuyên bố sẽ áp thuế đối ứng 34% với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ vào Trung Quốc từ ngày 10/4.
Mặc dù Chính phủ đặt mục tiêu có thêm 1 triệu doanh nghiệp từ nay đến 2030, nhưng rào cản về thuế, thủ tục và quy mô hoạt động đang khiến nhiều hộ kinh doanh ngần ngại “lớn lên”.
Bên cạnh áp lực từ Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), ngành đồ uống còn lo ngại tác động kép từ thuế quan đối ứng mà Hoa Kỳ vừa công bố hôm 2/4.
0