Cần bổ sung quy định về quyền của Nhà giáo

Theo các chuyên gia, dự thảo Luật Nhà giáo cần bổ sung một số quy định để đảm bảo quyền lợi của nhà giáo được bảo vệ toàn diện, góp phần phát triển đội ngũ nhà giáo bền vững.

Sáng 7/3, Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội đã tổ chức buổi tọa đàm tham vấn chuyên gia về dự thảo Luật Nhà giáo. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa chủ trì buổi tọa đàm.

Dự thảo Luật Nhà giáo đã được chuẩn bị công phu, đề cập được nhiều vấn đề. Tổng thể dự thảo Luật đã nêu được tương đối đầy đủ các vấn đề và nội dung cần thiết ban hành đối với việc quản lý và nâng cao chất lượng của đội ngũ nhà giáo, đáp ứng được tinh thần cải cách hành chính và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trước mắt cũng như lâu dài.

Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, dự thảo Luật cần khẳng định rõ hơn vai trò trung tâm của nhà giáo trong hệ thống giáo dục, góp phần định hướng và nâng cao vị thế của nghề giáo trong xã hội. Đồng thời, cần có quy định về bảo vệ danh dự, nhân phẩm, quyền lợi chính đáng của nhà giáo trước các hành vi xâm phạm, cơ chế hỗ trợ nhà giáo trong điều kiện đặc biệt (giáo viên công tác ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, giáo viên khuyết tật hoặc đang trong điều kiện khó khăn).

Dự thảo Luật hiện tại còn thiếu một số quyền quan trọng của nhà giáo như: tự do học thuật, quyền phản biện chính sách giáo dục, bảo vệ trước bạo lực học đường, quyền làm việc trong môi trường lành mạnh và quyền hưởng chế độ đãi ngộ phù hợp. Vì vậy, dự thảo Luật cần bổ sung các quy định này để đảm bảo quyền lợi của nhà giáo được bảo vệ toàn diện, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển đội ngũ nhà giáo bền vững.

Có ý kiến cho rằng, cơ quan soạn thảo cần tiến hành rà soát các văn bản hiện hành cũng như các quy định tại các điều trong Dự thảo Luật, nếu có trùng lặp thì có thể dẫn chiếu nội dung đó thực hiện theo các luật chuyên ngành, trường hợp không cần thiết phải quy định thì nên loại bãi bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung.

Về trách nhiệm quản lý, nên đẩy mạnh phân cấp, phân quyền tối đa trong quản lý giáo dục, quy định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, từng cấp và thiết kế công cụ để tăng cường giám sát, kiểm tra, kiểm soát quyền lực, tăng cường hợp tác công tư trong đào tạo nhà giáo, tạo thuận lợi cho nhà giáo hành nghề trong khuôn khổ pháp luật. Cùng với đó, cắt giảm tối đa thủ tục hành chính, xóa bỏ cơ chế xin cho, giảm chi phí tuân thủ, phiền hà cho người dân, các tổ chức và nhà giáo.

Phát biểu kết thúc Tọa đàm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Thị Mai Hoa nhấn mạnh, dự án Luật Nhà giáo là một dự án Luật quan trọng, đang được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Do vậy, các ý kiến góp ý kỹ lưỡng, trách nhiệm của các đại biểu tại Tọa đàm cho các nội dung của dự thảo Luật sẽ là những thông tin, cơ sở hữu ích để Ủy ban tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật theo đúng tinh thần, mong mỏi của cử tri.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Học sinh có nguyện vọng xét tuyển vào lớp 10 các trường trung học phổ thông tư thục đăng ký dự tuyển từ ngày 21/4.

Thí sinh có thể bị trừ từ 25%, thậm chí bị điểm 0 nếu vi phạm quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025.

Các trường trung học phổ thông tư thục trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ áp dụng phương thức xét tuyển để tuyển học sinh vào lớp 10 năm học 2025-2026.

Chương trình Hợp tác Học thuật Quốc tế (IAPP) vừa được Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Viện Giáo dục Quốc tế Hoa Kỳ công bố.

Đến năm 2030, cả nước có gần 11 nghìn giáo viên, viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật, trong đó, số lượng cần được bổ sung mới là gần 6.500 người.

Năm học 2025 - 2026, mỗi học sinh Hà Nội có thể đăng ký dự tuyển vào lớp 10 chuyên của hai trong bốn trường chuyên trên địa bàn thành phố.