Cảm xúc mâm cơm ngày 30 tết
Mâm cơm ngày 30 tết đã trở thành sợi dây kết nối tình cảm chặt chẽ giữa mỗi thành viên trong gia đình mỗi khi Tết đến xuân về.
Tạm gác lại những bộn bề, lo toan, những thành viên trong gia đình của chị Hương lại cùng nhau quây quần, chuẩn bị những món ăn trong mâm cơm tất niên để dâng lên ông bà, tổ tiên.

Từng món ăn truyền thống như gà luộc, giò thủ, bánh chưng… đều được các thành viên chuẩn bị kĩ càng, bày biện chỉn chu, thể hiện tấm lòng hiếu kính của mình với các đấng sinh thành.
Sau lễ cúng Tất niên, mọi thành viên gia đình quây quần với nhau trong bữa cơm ngày cuối cùng của năm. Mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi vậy bữa cơm đặc biệt này luôn được các thành viên trong gia đình chị Hương duy trì và gìn giữ trong nhiều năm qua.

Chị Nguyễn Thu Hương, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội chia sẻ, 3 thế hệ trong một gia đình chúng tôi được ngồi với nhau như thế này là hạnh phúc lắm rồi. Mâm cơm Tất niên chiều 30 rất hạnh phúc, báo hiếu thế hệ đi trước, về ăn Tết cùng con cháu. Cả nhà sau 1 năm vất vả, đoàn tụ với nhau, hàn huyên chuyện cũ năm qua. Bữa cơm nhìn thấy con cháu hạnh phúc lắm… Tôi mong sang năm mới mong cầu mọi người trong gia đình, bạn bè, bình an trong cuộc sống.
Giờ đây, cuộc sống hiện đại có nhiều sự thay đổi, nhưng những nét đẹp trong bữa cơm tất niên vẫn để lại được nhiều cảm xúc đặc biệt với thế hệ trẻ ngày nay.

Chị Phạm Quỳnh Anh, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội chia sẻ, Tết là khoảng thời gian để gia đình được tận hưởng nghỉ ngơi bên nhau. Chính vì vậy mâm cơm Tết niên của gia đình tôi cũng đơn giản hơn rất nhiều. Quan trọng bữa cơm tất niên được xuất phát từ tấm lòng thành kính của thế hệ con cháu. Điều quan trọng nhất với tôi lúc này là ông bà, bố mẹ, các con mạnh khỏe, hạnh khỏe, những người thân yêu luôn được bình an.
Sự thiêng liêng và ấm áp trong bữa cơm tiễn biệt năm cũ, đón chào năm mới đã để lại trong tâm trí mỗi người những cảm xúc khó quên.
Dù bữa cơm tất niên nay đã có nhiều đổi thay. Nhưng những nét đẹp của bữa cơm đặc biệt này vẫn được mỗi người con Việt Nam trân trọng, gìn giữ và hướng về, là điểm tựa tinh thần vững chắc, giúp họ qua thử thách, đạt được thành công trong năm mới.


Sở Xây dựng Hà Nội đã thông báo phương án thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông xung quanh khu vực quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm từ ngày 7/4 đến ngày 30/4.
Hàng loạt hố ga trong khu đất đấu giá phường Phú Lương, quận Hà Đông hiện bị mất nắp, nhưng chỉ được che chắn, cảnh báo sơ sài và người dân đang hàng ngày đối mặt với tình trạng mất an toàn giao thông.
100% quân số Cảnh sát giao thông từ ngày 5/4 đã được huy động tăng cường trên hàng chục điểm nút giao thông trọng điểm, tuyến cửa ngõ ra vào thành phố để bảo đảm cho người dân đi lại được an toàn, thông suốt.
UBND thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch triển khai thực hiện công tác đặc xá năm 2025.
Tường thuật trực tiếp tình hình giao thông Hà Nội sáng 6/4, với hình ảnh từ các camera giao thông giúp khán - thính giả lựa chọn cung đường tốt nhất. Chương trình được phát sóng trên kênh FM90, phát hành trên các nền tảng số của Đài Hà Nội và ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi.
Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 được khởi công từ năm 2022 và dự kiến hoàn thành 2027, tuy nhiên, hơn hai năm qua, việc triển khai đang chậm trễ, nhà thầu thi công cầm chừng vì thiếu mặt bằng.
0