Cảm xúc Hà Nội trong ngày vui đại thắng

Trong ngày này của 50 năm về trước, người dân Hà Nội đã vỡ òa cảm xúc khi nghe tin chiến thắng báo về từ miền Nam. Họ đổ ra đường phố ăn mừng ngày đất nước thống nhất, non sông liền một dải với nụ cười rạng rỡ và cả những giọt nước mắt hạnh phúc.

Chưa bao giờ người dân Hà Nội lại hồi hộp như vậy. Tất cả tập trung trước cổng Đài phát thanh Giải phóng, lắng nghe từng tin tức.

Nhà báo, nhà văn Trần Đức Nuôi, nguyên Trưởng Ban biên tập Đài Tiếng nói Việt Nam kể: "Cả Hà Nội đã sống trong không khí hết sức khẩn trương và chờ đợi. Lúc đó mọi người thường nghe 'Mời các bạn nghe tin chiến thắng chúng tôi vừa nhận được'. Thế là bắt đầu, ai cũng háo hức lắng nghe, bàn tán từ cơ quan ra đến các con đường ngõ xóm. Vì mọi người đã phải chờ quá lâu, 21 năm cho ngày ấy nên ai cũng háo hức".

Suốt những năm dài chiến tranh gian khổ, người dân Hà Nội luôn dõi theo từng bước tiến của chiến trường miền Nam. Và ngày 30/4/1975 là sự hiện thực hóa của khát vọng hòa bình, thống nhất mà họ đã chờ đợi và đấu tranh trong suốt hàng chục năm đằng đẵng.

"Cảm xúc lúc ấy đúng thật là vỡ oà, vì phải chờ đợi quá lâu rồi, như một lò xo nén lại và hôm ấy là bung ra. Đoạn đường từ Quán Sứ lên hồ chỉ vài trăm mét thôi nhưng đi rất lâu bởi dòng người không biết từ đâu đổ về, trên tay đã sẵn cờ của Mặt trận Giải phóng. Mọi người ca hát, nhảy múa không dừng. Người ở đâu cứ ùn ùn kéo về bờ hồ ăn mừng chiến thắng", nguyên Trưởng Ban biên tập Đài Tiếng nói Việt Nam bồi hồi nói.

Bà Trần Thị Tâm, cựu y tá Bệnh viện E Hà Nội cũng từng được sống trong ngày vui đại thắng của đất nước, lại trong thời gian mang thai đứa con đầu lòng. Không khỏi vui mừng và xúc động, bà kể: "Lúc đó đang mang bầu con gái đầu lòng, tập múa chuẩn bị tiết mục mừng ngày chiến thắng thì không nghĩ giây phút ấy đến sớm vậy. Khi loa phát thanh thông báo Sài Gòn giải phóng, cả hội chạy ào ra đường, khuôn mặt ai cũng rạng rỡ, tay bắt mặt mừng và mừng vui khôn xiết".

Trong những ngày chiến tranh ác liệt nhất, Hà Nội trở thành hậu phương vững chắc, dốc lòng chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam. Lớp lớp những thanh niên, người con Hà Nội đã lên đường chiến đấu và không ít người đã anh dũng hy sinh. Ngày Giải phóng miền Nam là thành quả có được từ sự đóng góp và hy sinh to lớn đó, khiến người Hà Nội càng trân trọng và tự hào về ngày lịch sử này.

"Dù có 50 năm hay 100 năm nữa, chỉ cần tôi còn sống, tôi vẫn sẽ nhớ như in như ngày hôm qua cái không khí ấy, một ký ức vỡ òa cảm xúc của ngày 30/4/1975", nhà báo Trần Đức Nuôi nói với sự tự hào.

Những giai điệu đẹp ngây ngất về hòa bình, về khát vọng thống nhất vang khắp các con đường ở Hà Nội không chỉ 50 năm trước mà ngay ở hiện tại, gương mặt ai cũng rạng ngời, đi trong rừng cờ, rừng hoa.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 30/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).

Trong số 126 phường, xã của Hà Nội sau sắp xếp, có một đơn vị mang tên Hồng Hà - hình thành từ việc sáp nhập toàn bộ hoặc một phần diện tích, dân số của nhiều phường khu vực ngoài đê sông Hồng thuộc 5 quận nội thành, sẽ là khu vực có dân số đông nhất với khoảng 126.000.

Theo quy hoạch phát triển dọc hai bên bờ sông Hồng, phường Hồng Hà sẽ là điểm nhấn trong khu đô thị này và quy định của phân khu đô thị sông Hồng sẽ là cơ sở pháp lý để giải quyết những vấn đề bất cập đang tồn tại nơi đây.

Sáng 30/4, hàng triệu người dân đã cùng đổ về các tuyến đường trung tâm để chứng kiến Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại Thành phố Hồ Chí Minh. Không chỉ là dịp để tôn vinh lịch sử, buổi lễ còn là minh chứng sống động cho tình cảm quân dân gắn bó keo sơn.

Trong dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, có những người từng phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam và những cựu binh Mỹ đến thăm nước ta. Và ông John Terzano là một trong những cựu binh đặc biệt đến Việt Nam trong dịp trọng đại này.

Nhân dịp Việt Nam kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhiều hãng thông tấn và tờ báo lớn trên thế giới đã có những bài viết, video, bình luận sâu sắc về ý nghĩa lịch sử trọng đại này, đồng thời ghi nhận những thành tựu to lớn mà Việt Nam đã đạt được sau nửa thế kỷ nỗ lực không ngừng, mở ra kỳ vọng mới cho chặng đường phát triển sắp tới.