Cải tạo không gian để hồ Hoàn Kiếm phát huy giá trị
Theo đó, Thành phố tán thành với đề xuất của quận Hoàn Kiếm về việc lập đồ án thiết kế đô thị riêng khu vực Bắc hồ Hoàn Kiếm, Nam phố cổ, trong đó chủ đạo là Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục. Tòa nhà "Hàm cá mập" dự kiến được phá bỏ, thay thế bằng không gian ngầm.
Cùng với đó, Thành phố cũng đang nghiên cứu quy hoạch, cải tạo khu vực phía Đông hồ Hoàn Kiếm theo hướng tăng cường không gian công cộng, không gian mở, phục vụ cộng đồng nhân dân Thủ đô. Chủ trương này phù hợp với quy hoạch chung Thủ đô, quy hoạch hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận, xuất phát từ thực tiễn đặt ra về việc cần thiết mở rộng không gian công cộng khu vực này.
Theo UBND quận Hoàn Kiếm, phạm vi nghiên cứu khu vực phía Đông hồ Hoàn Kiếm là đoạn phố Đinh Tiên Hoàng, giới hạn từ phố Trần Nguyên Hãn đến trụ sở Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội ở phố Hàng Dầu, có quy mô khoảng 2ha. Ngoài ra, trong quy hoạch, ga ngầm C9 của tuyến đường sắt đô thị số 2 Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo sắp tới cũng đi qua khu vực này.
Ông Phạm Tuấn Long, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm cho biết: "Tiến độ sẽ được tập trung thực hiện gấp rút để đảm bảo phục vụ thi công dự án tuyến đường sắt đô thị số 2 và các hạ tầng kỹ thuật xung quanh tuyến đường sắt đô thị này".
Việc quy hoạch lại khu vực hồ Hoàn Kiếm còn xuất phát từ thực tiễn nơi này mỗi năm có hàng trăm sự kiện lớn nhỏ. Tuy nhiên, không gian công cộng đang chật hẹp. Đông Kinh Nghĩa Thục là quảng trường duy nhất ở khu vực nhưng diện tích chỉ khoảng 5.000 m².
Ông Nguyễn Trọng Kỳ Anh, Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội cho biết: "Khu vực phía Đông hồ Hoàn Kiếm và Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục có sự gắn kết. Vì vậy, nếu tạo dựng được không gian có tính liên kết các công trình di tích lịch sử, cảnh quan mặt nước như hồ Gươm, đền Ngọc Sơn, Tháp Bút, đền Bà Kiệu sẽ rất tốt cho Thủ đô".
Đồng tình quan điểm, nhiều kiến trúc sư cũng cho rằng, Thủ đô Hà Nội trước đây quy hoạch cho 250.000 dân, nhưng giờ đã lên gần 10 triệu, nên mở rộng không gian công cộng, nhất là ở khu vực hồ Hoàn Kiếm là tất yếu.
KTS Trần Huy Ánh, Hội Kiến trúc sư Hà Nội nêu ý kiến: "Khi nghiên cứu mở rộng không gian khu vực hồ Hoàn Kiếm phải đặt trong bức tranh tổng thể khu phía Đông thế nào, phía Tây ra sao, rồi Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, khu vực đặt cột mốc số 0. Trong bức tranh tổng thể đó cũng phải tính toán sự liên kết với ga ngầm C9 thuộc tuyến đường sắt Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo. Khi có bức tranh tổng thể, Hà Nội sẽ lựa chọn thứ tự ưu tiên đầu tư. Hiện các dự án cải tạo, chỉnh trang còn đang ở quy mô nhỏ, thiếu tính tổng thể".
Thống kê sơ bộ, sẽ có khoảng 40 hộ dân và trụ sở 11 cơ quan, đơn vị ở khu vực phía Đông sẽ phải di dời.
Theo kế hoạch, dự kiến, ngay đầu tuần tới, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội sẽ họp xem xét và thông qua chủ trương nghiên cứu cải tạo, chỉnh trang khu vực phía Đông hồ Hoàn Kiếm thành khu vực quảng trường, công viên đặc biệt.


Đoàn kiểm tra số 1920 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Hội nghị thông qua dự thảo Báo cáo kết quả kiểm tra đối với Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể Trung ương vào sáng 20/3.
Nhà hàng Gu ở đường Nguyễn Trung Tín, thành phố Quy Nhơn bị xử phạt 100 triệu đồng, vì gây tiếng ồn vượt tiêu chuẩn kỹ thuật gây tiếng ồn từ 15 dBA đến dưới 20dBA.
Một vụ tai nạn giao thông khiến một học sinh tử vong tại chỗ và hai em bị thương nặng đã xảy ra tại Tỉnh lộ 561, thuộc tỉnh Quảng Bình.
Công an tỉnh Quảng Bình đã phối hợp với Công an tỉnh Khammouane (Lào) phá đường dây xuyên biên giới, thu giữ hơn 25kg ma túy các loại.
Đối tượng Vũ Xuân Hiền tự lập bãi xe trái phép trên vỉa hè Hà Nội, khi có xe ô tô đến thì liền ra khóa bánh để ép tài xế phải trả tiền trông giữ.
Ngõ 381 Nguyễn Khang – tuyến đường nối từ phố Nguyễn Khang đến Khu đô thị mới Dịch Vọng (quận Cầu Giấy, Hà Nội) luôn trong tình trạng ùn tắc, đặc biệt vào giờ cao điểm.
0