Cải tạo chung cư cần áp dụng đồng bộ các biện pháp
Nguyên nhân vướng mắc vẫn nằm ở việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư chưa được người dân đồng tình, hay chiều cao công trình khi xây dựng lại chưa hấp dẫn các đơn vị chủ đầu tư. Việc cải tạo chung cư chỉ mới dừng ở mức manh mún theo từng tòa nhà có vị trí đắc địa.
Luật Nhà ở 2023 và Nghị định 98 của Chính phủ có hiệu lực mới đây đã tạo nên một khung pháp lý làm cơ sở để việc cải tạo chung cư cũ được thuận lợi hơn. Song, để có thể đẩy mạnh việc cải tạo chung cư cần triển khai đồng bộ nhiều chính sách và biện pháp cụ thể để thực hiện. Theo ông Nguyễn Thế Điệp, Phó Chủ tịch Câu lạc bộ bất động sản Hà Nội: "Cần phải thành lập bộ phận một cửa xuyên suốt để giải quyết những vướng mắc phát sinh khi cải tạo chung cư. Ban hành các chính sách đồng bộ nhất quán để thực hiện được những kế hoạch cụ thể để giải quyết tất cả các vấn đề khúc mắc".
Đối với Hà Nội và TP. HCM - hai địa phương có nhiều nhà chung cư cũ thuộc diện phải cải tạo, xây dựng lại, đặc biệt là các dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư đã triển khai trước thời điểm Luật Nhà ở năm 2023 có hiệu lực thi hành, nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành thủ tục trong giai đoạn chuẩn bị dự án như phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giao đất, cho thuê đất, cấp giấy phép xây dựng, thì cần căn cứ quy định của Luật Nhà ở năm 2023, Nghị định số 98/2024 của Chính phủ khẩn trương hoàn thành các thủ tục cho chủ đầu tư, bố trí tái định cư cho người dân, bảo đảm các quyền lợi của chủ sở hữu nhà chung cư và chủ đầu tư dự án.
Ông Hà Huy Hà – Phó Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình Bộ Xây dựng, cho hay: "Các tỉnh, thành cần nhanh chóng hoàn thành việc kiểm định chất lượng nhà chung cư. Nhanh chóng xây dựng, ban hành các văn bản để thực hiện cải tạo chung cư theo luật mới".
Cũng theo các cơ quan chức năng của Bộ Xây dựng, trước mắt Hà Nội khẩn trương tổ chức thực hiện và hoàn thành kiểm định, đánh giá chất lượng toàn bộ nhà chung cư cũ trên địa bàn. Đối với các nhà chung cư đã hoàn thành kiểm định, đánh giá chất lượng mà thuộc diện phải cải tạo, xây dựng lại nhưng chưa đưa vào kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, thì phải lập kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư theo quy định, làm cơ sở để triển khai thực hiện dự án, tổ chức lập, phê duyệt quy hoạch tỷ lệ 1/500, đồng thời xác định hệ số bồi thường diện tích căn hộ áp dụng cho từng khu vực, vị trí có nhà chung cư cần cải tạo, xây dựng lại để nhà đầu tư có cơ sở tham gia xây dựng phương án đầu tư, phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi tham gia đăng ký làm chủ đầu tư dự án. Có như vậy, mới tạo cơ sở vững chắc để đẩy nhanh cải tạo chung cư cũ trên địa bàn.
Liên quan đến giải quyết kiến nghị của Cục Thuế Hà Nội, UBND Thành phố đã có văn bản số 3845 về việc xác định nghĩa vụ tài chính thuế thu nhập cá nhân và các khoản thu từ đất theo quy định của Luật Đất đai 2024.
Khảo sát từ các ngân hàng thương mại cho thấy lãi suất cho vay mua nhà của một số ngân hàng có xu hướng giảm và được đánh giá là thấp nhất kể từ đầu năm 2024, nhưng dư nợ vẫn còn thấp.
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 3840 về việc triển khai Nghị định số 108/2024/NĐ-CP ngày 23/8/2024 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở, giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai thác.
Nhiều diện tích ki-ốt tầng 1 ở một số tòa nhà tái định cư, nhà ở công nhân tại Hà Nội đang bị bỏ hoang, không cho thuê trong nhiều năm nay.
Tại diễn đàn "Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển", các chuyên gia cho rằng để đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, cần phải có các giải pháp tổng thể và đồng bộ. Đặc biệt, pháp lý và nguồn vốn được coi là hai điểm nghẽn chính cần phải khơi thông càng sớm càng tốt.
Năm 2024, thị trường bất động sản đã có những chuyển dịch tích cực. Tuy nhiên đà phục hồi này vẫn chưa đồng đều, có sự khác biệt lớn giữa các phân khúc.
0