Cải cách hành chính theo tinh thần ‘5 đẩy mạnh’

Sáng 15/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ đã chủ trì phiên họp thứ 8 của Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính.

Các báo cáo, ý kiến tại phiên họp thống nhất đánh giá công tác cải cách hành chính trong 6 tháng đầu năm đạt 8 kết quả tích cực, nổi bật:

Công tác chỉ đạo điều hành, tổ chức thực hiện cải cách hành chính được triển khai bài bản, bám sát thực tiễn, phát huy hiệu quả; công tác cải cách thể chế, xây dựng pháp luật được quan tâm, có nhiều đổi mới; cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh được đẩy mạnh; cải cách tổ chức bộ máy được thực hiện quyết liệt; cải cách chế độ công vụ có nhiều chuyển biến tích cực; cải cách tài chính công được triển khai tích cực; chuyển đổi số quốc gia, xây dựng Chính phủ số được triển khai quyết liệt, hiệu quả, đi vào thực chất.

Một số điển hình tốt như Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Trị, Hậu Giang, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Khánh Hòa, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài chính...

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh và Phó Chủ tịch Hà Minh Hải dự tại điểm cầu Hà Nội.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh và Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải dự tại điểm cầu Hà Nội. Tham luận tại điểm cầu Hà Nội, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh thành phố ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực, hiệu quả trong việc cải cách thủ tục hành chính, kỷ luật, kỷ cương hành chính của thành phố trong thời gian qua.

Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh cho rằng cần có tiêu chí thống nhất về chỉ tiêu dịch vụ công trực tuyến một phần và dịch vụ công trực tuyến toàn trình nhằm đánh giá đúng nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong vấn đề số hóa dịch vụ công.

Thủ tướng chủ trì Phiên họp thứ tám Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Kết luận phiên họp, Thủ tướng Chính phủ quán triệt quan điểm thực hiện cải cách hành chính theo tinh thần “5 đẩy mạnh”:

Đẩy mạnh rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn về thể chế, cơ chế, chính sách trong việc huy động nguồn lực;

Đẩy mạnh đối thoại, chia sẻ, xử lý vướng mắc, bất cập phát sinh để khơi thông, thúc đẩy phát triển, mở rộng sản xuất, kinh doanh, tạo sinh kế cho người dân;

Đẩy mạnh hành chính công vụ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương công vụ, đẩy lùi tiêu cực;

Đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ số, xã hội số, công dân số, số hóa các hồ sơ, cơ sở dữ liệu, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp khai thác, chia sẻ dữ liệu;

Đẩy mạnh thực hiện không dùng tiền mặt trong chi tiêu tài chính, chống tiêu cực, giảm chi phí tuân thủ.

Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh thành phố, trong đó có thành phố Hà Nội, triển khai thí điểm mô hình trung tâm phục vụ hành chính công một cấp trực thuộc UBND cấp tỉnh theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, thí điểm từ tháng 9/2024 đến cuối 2025 sơ kết, đánh giá lại.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Một số mốc thời gian trong quy trình bầu cử được đề xuất rút ngắn, song vẫn phải bảo đảm tính dân chủ, khoa học, chặt chẽ và cân nhắc kỹ lưỡng để không tạo áp lực quá lớn cho địa phương và các cơ quan tổ chức bầu cử.

Hình thức tiếp xúc cử tri trực tuyến và kết hợp trực tuyến với trực tiếp là bước đi tất yếu trong xu thế chuyển đổi số.

Để khởi công tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng vào ngày 19/12 tới tại 5 điểm, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Xây dựng căn cứ mục tiêu này để xây dựng đường găng tiến độ chi tiết.

Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của bốn luật liên quan đến MTTQ, Công đoàn và Thanh niên nhằm thể chế hóa đầy đủ quan điểm của Đảng về sắp xếp, tinh gọn bộ máy các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng trực thuộc.

Với 100% đại biểu Quốc hội có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026; ấn định ngày bầu cử khóa mới.

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031 dự kiến được tổ chức vào Chủ nhật, ngày 15/3/2026.