Các nước nghèo cạn kiệt tài chính vì trả nợ

Ngân hàng thế giới (World Bank) cho biết, các nước đang phát triển đã chi gần 500 tỷ USD để trả nợ nước ngoài trong năm 2022, là nguyên nhân nguồn tài chính cho các nhu cầu quan trọng về y tế, giáo dục và ứng phó với biến đổi khí hậu bị cạn kiệt, đồng thời dẫn đến nguy cơ ngày càng cao khiến những nước nghèo nhất rơi vào khủng hoảng nợ.

Trong Báo cáo nợ quốc tế mới nhất, WB nêu rõ, năm 2022 các khoản thanh toán nợ - gồm cả gốc và lãi - đã tăng 5% so với năm 2021, lên mức kỷ lục 443,5 tỷ USD trong bối cảnh các mức lãi suất toàn cầu tăng mạnh nhất trong vòng 40 năm qua.

WB dự tính, các khoản thanh toán này có thể tăng 10% trong giai đoạn năm 2023 - 2024; thêm vào đó, mức nợ kỷ lục và lãi suất cao đã đẩy nhiều quốc gia đến bờ vực khủng hoảng.

World Bank kêu gọi các nước có nợ, chủ nợ nhà nước và tư nhân cũng như tổ chức tài chính, đa phương phối hợp hành động nhanh chóng để tăng tính minh bạch, phát triển các công cụ cho vay bền vững hơn và đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nợ

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị 09 về tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động kiểm tra, giám sát xuất xứ hàng hóa trong tình hình mới.

Việt Nam được xem là hình mẫu thành công trong thu hút FDI, theo Báo cáo thường niên về đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam 2024.

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ban hành Văn bản số 2624 ngày 16/4/2025 yêu cầu các đơn vị trực thuộc Bộ và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố tăng cường công tác quản lý, chấn chỉnh hoạt động kinh doanh đa cấp trên toàn quốc

Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư đã khai mạc tại Hà Nội vào chiều 16/4, với chủ đề “Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”.

Trong chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình sang Việt Nam, cả hai nước đều có tuyên bố chung về thị trường xuất nhập khẩu nông sản.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu rà soát, loại bỏ toàn bộ các thủ tục hành chính (TTHC) rườm rà cho doanh nghiệp; cắt giảm ít nhất 30% thủ tục, chi phí và thời gian tuân thủ.