Các làng nghề mây tre đan sản xuất giỏ quà Tết
Hàng năm cứ đến tầm tháng 11, 12, không khí làm việc ở làng nghề mây tre đan Yên Kiện (huyện Chương Mỹ) lại nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Người chẻ tre, người đan giỏ, người hoàn thiện sản phẩm… mỗi người một việc, khẩn trương cho kịp các đơn hàng phục vụ Tết.

Theo chia sẻ của một số người dân, công việc đan lát hàng mây tre tuy không nặng nhọc nhưng cần sự tỉ mỉ, khéo léo, kỹ thuật và kinh nghiệm. Để đan được một chiếc giỏ quà Tết, cần trải qua nhiều công đoạn, từ chẻ nan, lên hình, lên khung và quấn quai… và mỗi một nhân công sẽ phụ trách một công đoạn.

Chị Phạm Thi Hồng, chủ một cơ sở sản xuất giỏ tre lâu năm cho biết, bình thường cơ sở sản xuất của gia đình chị có khoảng 15 nhân công làm việc thường xuyên. Tuy nhiên, dịp này, số lượng đơn hàng Tết rất lớn, nên số công nhân được huy động để đan giỏ đã lên tới hơn 45 - 50 người. Để đảm bảo đáp ứng kịp thời các đơn hàng, cơ sở của chị cũng thường xuyên phải tăng ca.
Cũng giống như xưởng mây tre đan nhà chị Phạm Thị Hồng, từ khoảng 2 tháng nay, xưởng nhà chị Lại Thị Hường cũng tất bật sản xuất các mẫu giỏ quà Tết. Hầu như ngày nào gia đình chị cũng phải làm tăng ca tới hơn 10 giờ đêm mới xong việc. Khác với các hộ sản xuất giỏ mây tre đan thông thường trong làng, gia đình chị Hường năm nay đầu tư vào loại giỏ có thiết kế và phụ kiện đi kèm cao cấp hơn để đáp ứng nhu cầu của một bộ phận khách hàng ưa thẩm mỹ.



Những năm gần đây, giỏ quà Tết thân thiện với môi trường và tốt cho sức khỏe được nhiều người tiêu dùng quan tâm thay thế cho túi nilong. Giỏ quà được làm bằng nan tre đang được ưa chuộng bởi giá thành rẻ, mẫu mã đa dạng, đặc biệt là có thể tái sử dụng những chiếc giỏ quà này làm giỏ đựng trái cây, giỏ trồng cây trang trí trong nhà, giỏ đựng đồ… Theo các chủ cơ sở sản xuất, năm nay, nhu cầu mua giỏ tre tăng cao, gấp 2 - 3 lần những năm trước.


Pha chế đồ uống đang trở thành công việc có sức hấp dẫn đặc biệt với nhiều người trẻ và những lớp học pha chế cũng ngày càng nhiều hơn.
Chụp ảnh về Hà Nội là một cách mà ngày càng nhiều người lựa chọn để thể hiện tình yêu với mảnh đất này.
Trong dòng chảy náo nhiệt của đô thị, nhịp sống âm thầm ở các làng nghề ven đô vẫn đang bền bỉ từng ngày, giữ lại hương vị mộc mạc và chân thành - thứ góp phần làm nên bản sắc riêng của Hà Nội.
Nhiều người trên phố cổ vẫn giữ nếp cũ được bà, được mẹ truyền lại, đi tìm mua hoa gói để bày đĩa những ngày tuần tiết trong năm.
Với nhiều người, học trang điểm không chỉ là học một kỹ năng mềm, mà còn là học yêu bản thân mình theo một cách rất riêng. Bởi làm đẹp cho mình cũng chính là làm đẹp cho cuộc sống.
Không cần đến phòng gym, cũng không cần quá nhiều thiết bị, chỉ là một khoảng sân đủ rộng, vài động tác dưỡng sinh và những nụ cười tươi mỗi sáng là đủ để tạo nên một nhịp sống đáng quý của người cao tuổi.
0