Các bệnh viện Hà Nội làm chủ kỹ thuật ghép mô tạng

Sau 55 ca ghép thận thành công tại Bệnh viện Xanh Pôn và 5 ca tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, đến nay, kỹ thuật ghép thận đã trở thành kỹ thuật thường quy của hai bệnh viện hạng một của ngành Y tế Thủ đô.

Ghép tạng là phương pháp điều trị phẫu thuật thay thế cơ quan bệnh bằng cơ quan tương ứng của người khác. Đây được coi là biện pháp điều trị cuối cùng, mang lại sự sống cho các bệnh suy chức năng tạng giai đoạn cuối.

Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn vừa thực hiện thành công hai ca ghép thận thứ 54 và 55, đánh dấu 10 năm triển khai ghép tạng tại bệnh viện. "Đây là lần đầu tiên chúng tôi thực hiện lấy tạng và ghép thận cho bệnh nhân, tạo tiền đề cho các ca ghép tạng trong tương lai", Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Đức Long, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn chia sẻ.

Cùng với ghép thận thành công 5 cặp trong năm 2024, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang còn làm tốt công tác tuyên truyền cho người bệnh mắc bệnh hiểm nghèo để họ có thể hiến tạng và giác mạc sau khi mất cho các bệnh nhân đang chờ ghép.

Một bệnh nhân nam 70 tuổi tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, mắc ung thư phổi, đã bày tỏ nguyện vọng hiến giác mạc sau khi qua đời. Vợ ông - bà Nguyễn Thị Tứ ở xã Cổ Bi (huyện Gia Lâm) cũng đồng tình với quyết định nhân văn này, hy vọng giác mạc của chồng sẽ giúp người khác tìm lại ánh sáng.

Ông Nguyễn Văn Thường, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đức Giang cho biết: "Với thành công của 5 ca ghép thận, chúng tôi dự kiến thực hiện thêm 2 ca vào tuần tới, tiến tới mỗi tháng ghép 2 ca, đưa kỹ thuật này trở thành thường quy tại bệnh viện".

Thành công trong ghép tạng đạt được nhờ sự phối hợp nhịp nhàng của các bác sĩ và nhân viên y tế, bao gồm các ê-kíp lấy tạng, rửa tạng và ghép tạng.

Việc hiến mô, tạng sau khi qua đời là hành động ý nghĩa và nhân văn. Một người nằm xuống, một sự sống khác được hồi sinh, đây là sự cho đi nhưng còn mãi, rất cần được nhân rộng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thành phố Hà Nội đã ghi nhận gần 1.400 trường hợp mắc sởi trong ba tháng đầu năm, trong đó có 1 trường hợp tử vong tại phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm.

Cục An toàn Thực phát hiện trong 5 mẫu sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Man Plus Gold có chứa Sildenafil, Tadalafil với hàm lượng khác nhau.

Hà Nội ghi nhận gần 200 trường hợp mắc sởi trong tuần qua, nâng tổng số ca sởi của thành phố từ đầu năm 2025 đến nay là 1.250 ca.

Trung tâm Thông tin - Truyền thông thuộc Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã tổ chức Chương trình Giao lưu điển hình tiên tiến với chủ đề “Vinh quang đảng viên khoác áo blouse trắng”.

Hà Nội đã hoàn thành tiêm phòng sởi cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi và tiêm phòng bổ sung sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi đạt 98%, vượt kế hoạch đề ra.

Hà Nội đang đối mặt với diễn biến phức tạp của nhiều dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là sởi và tay chân miệng.