Cả nước sắp đón một lượng lớn nhà ở xã hội
Cụ thể, Tập đoàn Vingroup đăng ký xây dựng 500.000 căn hộ từ nay đến năm 2030. Trong khi đó Tổng Công ty Viglacera hiện đang thực hiện 10 dự án nhà ở xã hội với số căn hộ là 17.200.
Cùng với đó, từ nay đến năm 2026, Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) sẽ triển khai các dự án nhà ở xã hội với 2.800 căn hộ và hướng tới mục tiêu 17.500 căn hộ nhà ở xã hội đến năm 2030.
Ủng hộ chính sách xây dựng nhà ở xã hội, các doanh nghiệp cũng đề xuất, kiến nghị một số vấn đề như: cho phép các địa phương được chỉ định thầu, chỉ định nhà đầu tư; rút ngắn thủ tục hoặc cho làm song song như vừa làm quy hoạch, vừa làm thủ tục đầu tư xây dựng…, đồng thời cần sớm xây dựng quỹ nhà ở quốc gia gắn với cơ sở dữ liệu về dân số, thu nhập.
Bên cạnh đó, thành lập ban chỉ đạo quốc gia về nhà ở xã hội và nhà ở thu nhập thấp là nhu cầu cấp thiết. Việc thẳng thắn chỉ ra những khó khăn cũng như cam kết về số lượng dự án nhà ở xã hội của các doanh nghiệp là tín hiệu đáng mừng, mở ra những hy vọng cho người dân thu nhập thấp cả nước.


Thị trường bất động sản tại các khu vực dự kiến sáp nhập tỉnh đã có nhiều biến động, gây nhiễu loạn thị trường do chiêu trò thổi giá kiếm lời của môi giới.
Thị trường bất động sản Việt Nam năm nay đón nhận nhiều tín hiệu khởi sắc đến từ sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và tác động của ba luật mới, tạo động lực thúc đẩy thị trường phát triển trong thời gian tới.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các quận, huyện giải quyết dứt điểm diện tích đất còn lại phải thu hồi, hoàn thành trước ngày 15/4/2025.
Nghị quyết 171 có hiệu lực từ ngày 1/4/2025 là cơ sở pháp lý quan trọng giúp tháo gỡ vướng mắc tại các dự nhà ở thương mại.
Định mức lợi nhuận tối đa cho các chủ đầu tư làm nhà ở xã hội được đề xuất tăng từ 10% lên 13% trên tổng chi phí xây dựng dự án.
Với quy mô gần 1.700 gian hàng của hơn 450 doanh nghiệp, đến từ 22 quốc gia và vùng lãnh thổ, Vietbuild Hà Nội 2025 được kỳ bọng là triển lãm có quy mô lớn nhất về xây dựng và bất động sản.
0