Cả nước có hơn 1.000 dự án chậm tiến độ, lãng phí
Hiện các Bộ, ngành, địa phương đang xử lý 51 dự án, cụm dự án sử dụng vốn đầu tư công và vốn nhà nước khác không hiệu quả hoặc lãng phí; 13 dự án, chuỗi dự án trọng điểm trong lĩnh vực điện, than, dầu khí chậm tiến độ; 19 dự án chậm triển khai, có khó khăn vướng mắc để đất đai hoang hóa, lãng phí; 880 dự án, công trình không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm đưa đất vào sử dụng. Với 880 dự án, công trình không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm đưa đất vào sử dụng, cơ quan chức năng đã chấm dứt hoạt động 22 dự án, quyết định thu hồi đất đối với 126 dự án, gia hạn tiến độ sử dụng đất 93 dự án; rà soát để thu hồi đất 25 dự án... Theo nhận định, đây là vấn đề nhức nhối của xã hội, gây lãng phí tài sản quốc gia, ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế. Các ngành chức năng cần xử lý triệt để, quy trách nhiệm người đứng đầu để xảy ra hiện tượng như trên.


Thành phố Hà Nội đã có phương án bố trí các địa điểm cho việc di dời cho các trụ sở, cơ quan nhằm phục vụ công tác cải tạo không gian phía Đông hồ Hoàn Kiếm.
Từ khi có thông tin sáp nhập đơn vị hành chính, các xưởng sản xuất xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp tại xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội mọc lên như “nấm mọc sau mưa”.
TP. Hồ Chí Minh đang lấy ý kiến liên quan đến đề xuất về hoạt động của mô hình lưu trú ngắn ngày trong các dự án chung cư.
Bên cạnh 12 đối tượng được mua nhà ở xã hội (NƠXH), có 5 nhóm đối tượng được ưu tiên mua, thuê mua, thuê NƠXH mà không phải bốc thăm với tỉ lệ nhất định.
Câu chuyện nhà siêu mỏng, siêu méo tưởng chừng đã chấm dứt sau những chỉ đạo quyết liệt của UBND thành phố Hà Nội. Thế nhưng, tình trạng này bỗng xuất hiện trở lại tại dự án mở rộng đường Nguyễn Tuân.
Diễn đàn “Cơ chế đặc thù và dòng vốn cho thị trường bất động sản” do Đài Hà Nội tổ chức diễn ra vào 8h sáng ngày 9/4/2025 tại TP.HCM. Hai nội dung chính được tập trung thảo luận tại Diễn đàn là: cơ chế chính sách đặc thù và khơi thông dòng vốn.
0