Cả nước có gần 70.000 di sản văn hóa phi vật thể
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Di sản văn hóa tổ chức Hội thảo “65 năm sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá" tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long. Hội thảo có sự tham gia của các nhà khoa học, lịch sử, chuyên gia trong lĩnh vực di sản, văn hoá Việt Nam.
Kể từ khi Sắc lệnh số 65 về bảo vệ di sản văn hóa được Chủ tịch Hồ Chí Minh ký, sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá đạt rất nhiều thành tựu rực rỡ và dấu ấn quốc tế.
Hiện nay, cả nước có hơn 40.000 di tích và khoảng gần 70.000 di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có: 34 di sản đã được UNESCO ghi danh, gồm 8 Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, 16 di sản văn hóa phi vật thể và 10 di sản tư liệu Ký ức Thế giới, 138 di tích quốc gia đặc biệt. Trên phương diện quốc tế, Việt Nam được đánh giá là nước thành viên “hình mẫu” tham gia các Công ước của tổ chức UNESCO.
Hội thảo diễn ra trong bối cảnh Luật Di sản văn hóa vừa được Quốc hội thông qua, nên các nhà khoa học tập trung bàn về nghiên cứu, tham mưu, hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách về di sản văn hóa, đặc biệt là xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, tạo thành hành lang pháp lý thuận lợi để sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa tiếp tục đạt nhiều thảnh quả tự hào.


Thời đại Hùng Vương là một giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử dân tộc, bởi đây là thời đại mở đầu dựng nước, hình thành nên những giá trị văn hóa nền tảng của quốc gia. Nhân ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, chúng ta hãy cùng nhìn lại thời kỳ khởi thủy đầy hào hùng này để hiểu hơn và thêm tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Lễ tri ân cha mẹ với chủ đề “Bách thiện hiếu vi tiên” vừa được tổ chức tại Hà Nội nhằm tôn vinh đạo hiếu, khơi dậy sự gắn kết trong gia đình.
Triển lãm 'Sáng trong ngọc kính' trưng bày 8 tác phẩm nghệ thuật của họa sĩ Bùi Văn Toản được tạo nên từ những mảnh kính vỡ khắc họa chân dung của những nhân vật huyền thoại của Việt Nam.
Chùa Tây Phương thuộc xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất được mệnh danh là “đệ nhất cổ tự” của Hà Nội, thể hiện rõ nét nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Việt.
Làng Cổ Đô, huyện Ba Vì. TP. Hà Nội được biết đến là “làng họa sĩ”. Nơi đây có nhiều họa sỹ tên tuổi với các bảo tàng lưu giữ những tác phẩm mỹ thuật giá trị.
Việc hai chiếc thuyền cổ được khai quật tại Bắc Ninh thời gian qua, cùng những kết quả nghiên cứu chi tiết, sẽ góp phần làm sáng tỏ trang sử hàng hải và giao thương quốc tế của Việt Nam, khẳng định giá trị to lớn của di sản này đối với bản sắc lịch sử và văn hóa của dân tộc.
0