Cá mập ngoài khơi Brazil dương tính với cocaine
Một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã lần đầu tiên tìm thấy bằng chứng về cocaine trong cá mập hoang dã.
Các nhà khoa học quyết định kiểm tra cá mập mũi nhọn vì chúng có kích thước nhỏ và sống ở khu vực ven biển, nơi chúng có thể tiếp xúc với lượng lớn chất gây ô nhiễm trong suốt vòng đời.
Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science of the Total Environment cho thấy tất cả các mẫu thử đều có cocain trong mô cơ và gan, trong đó, nồng độ cocaine trong mô cơ của chúng cao hơn khoảng 3 lần so với mô gan, đồng thời nồng độ cocaine trong mô cơ của cá mập cái cao hơn so với cá mập đực.
Nguyên nhân có thể là do loài động vật ăn thịt này đã hấp thụ cocain được thải ra từ các cơ sở tinh chế bí mật có hệ thống xử lý nước thải không đạt chuẩn, cũng như từ các gói ma túy trôi dạt trên biển.
Nhà nghiên cứu Enrico Mendes Saggioro cho biết: “Một trong những nhiệm vụ chính của nghiên cứu này là thu hút sự chú ý về khả năng các loài động vật có thể bị nhiễm cocaine cũng như các chất khác. Thực tế này đòi hỏi chúng ta phải bảo vệ đại dương và tránh đánh bắt quá mức để bảo tồn hệ sinh thái cho các thế hệ sau”.

Các nhà khoa học đã thu thập mẫu thử từ cá mập mũi nhọn trong thời gian từ tháng 9/2021 đến tháng 8/2023, khi họ theo dõi tác động của ô nhiễm môi trường đối với sinh vật biển. Họ lý giải nguyên nhân lựa chọn mẫu thử từ cá mập do đây là loài săn mồi được coi là trung tâm trong chuỗi thức ăn và có khả năng đưa ra cảnh báo sớm về các mối đe doạ môi trường đối với con người.
Theo nhà sinh vật học đại dương Marcelo Szpilman: “Mọi người không nhận ra rằng cá mập đóng vai trò cơ bản trong hệ sinh thái biển. Chúng đứng ở đầu chuỗi thức ăn và kiểm soát các loài bên dưới. Nếu sự tồn tại của chúng bị đe doạ sẽ dẫn đến mất cân bằng hệ sinh thái”.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng lượng người sử dụng ma túy ở Nam Mỹ chiếm 22% tổng số người dùng trên thế giới và Brazil xếp thứ 2 trong khu vực. Đây cũng là một trong những lí do làm tăng lượng cocaine trong biển.
Theo các nhà khoa học, hiện chưa có nghiên cứu nào kết luận cụ thể về việc liệu cocaine có ảnh hưởng đến sức khỏe của cá mập hay không. Tuy nhiên, một số nghiên cứu trước đã chỉ ra rằng loại chất kích thích này gây hại cho các loài sinh vật biển khác như cá và trai. Ngoài cá mập, các loài động vật giáp xác tại khu vực biển này nhiều khả năng cũng bị nhiễm cocaine.


Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 16/4 đã đưa ra phản ứng chính thức sau tuyên bố của Nhà Trắng về việc hàng hóa Trung Quốc sẽ phải đối mặt với mức thuế nhập khẩu lên tới 245% vào thị trường Mỹ.
Bộ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araqchi tuyên bố quyền làm giàu uranium của Tehran là “không thể thương lượng”.
Phó Thủ tướng thứ nhất Ukraine, bà Yulia Svyrydenko, ngày 16/4 cho biết nước này và Mỹ đã đạt được “tiến triển đáng kể” trong các cuộc đàm phán về một thỏa thuận khoáng sản song phương và hai bên sẽ ký kết một biên bản ghi nhớ trong thời gian tới.
Ấn Độ đang đẩy mạnh tham vọng trở thành nhà cung cấp vũ khí đáng tin cậy toàn cầu, đặt mục tiêu không chỉ mở rộng sản xuất thiết bị quân sự mà còn cung cấp giải pháp thay thế cho các quốc gia đang tìm cách giảm phụ thuộc vào vũ khí từ phương Tây.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt cho biết, quan hệ đối tác kinh tế với Mỹ có thể là động lực để Nga chấm dứt chiến dịch quân sự tại Ukraine, với điều kiện tiên quyết là phải có lệnh ngừng bắn rõ ràng.
Các quốc gia thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sau hơn ba năm đàm phán đã đạt được thỏa thuận về một hiệp ước ràng buộc pháp lý, nhằm tăng cường năng lực phòng chống đại dịch toàn cầu trong tương lai.
0