Buổi sáng ở làng đậu Mơ

Giữa lòng Hà Nội náo nhiệt, làng đậu Mơ vẫn lưu giữ được hồn cốt của nghề truyền thống, không chỉ tạo ra những sản phẩm mang hương vị riêng biệt, mà còn là nơi truyền bí quyết giữ nghề từ đời này sang đời khác.

Từ 2 giờ sáng, những gia đình làm đậu phụ ở làng Mơ đã bắt đầu sáng đèn. Bao năm qua, dưới bàn tay của họ, những mẻ đậu phụ mang thương hiệu làng Mơ ra đời mỗi sáng sớm để kịp đến tay người tiêu dùng trong bữa ăn hàng ngày.

Anh Dương Đức Khánh (làng Mơ, phường Mai Động, quận Hoàng Mai) chia sẻ: “Đến đời tôi làm đậu phụ là đời thứ tư. Cứ 2 giờ sáng là tôi bắt đầu dậy và kết thúc buổi làm đậu lúc 11 giờ trưa. Đậu này đã trở thành truyền thống của làng rồi”.

Hiện giờ, tại làng đậu Mơ cũng không còn nhiều gia đình làm đậu nữa. Bởi vậy, những người trong gia đình anh Dương Đức Khánh luôn chân, luôn tay từ lúc bắt đầu cho đến khi những mẻ đậu phụ nóng hổi, tươi mới ra lò. Cứ mẻ đậu nào ra là lại có khách đến mua luôn.

Đậu phụ Mơ là một món ăn bình dân, được làm từ đậu tương. Miếng đậu mơ truyền thống thường có màu trắng ngà, hình chữ nhật. Các công đoạn hầu hết được làm thủ công.

Trải qua nhiều thế hệ, quy trình làm đậu Mơ tại làng Mai Động vẫn được nhiều gia đình làm nghề lưu giữ từ đời này qua đời khác, ít có sự thay đổi.

Ông Dương Văn Thành (làng Mơ, phường Mai Động, quận Hoàng Mai) cho biết: “Chúng tôi làm quanh năm, trừ hôm nào bận mới nghỉ. Những người đến mua thường đến từ lúc 5 giờ 30 phút sáng, đến 10 giờ trưa là hết hàng”.

Theo bà Nguyễn Thị Oanh (phường Mai động, quận Hoàng Mai): “Đến hiện nay, mọi người vẫn làm đậu theo cách truyền thống của các cụ thời xưa. Ngày nào tôi cũng lấy đậu để mang ra chợ bán. Tầm 5 giờ sáng tôi ra lấy, mỗi ngày lấy 200-300 nghìn đồng tiền đậu rồi đem ra chợ bán lẻ”.

Hầu như ngày nào, từ sáng sớm, ông Mai Anh Tuấn (phường Mai động, quận Hoàng Mai) cũng sang mua đầu về cho gia đình. Ông chia sẻ: “Tôi mua ở đây lâu lắm rồi, thậm chí còn mua hộ cho hàng xóm. Đậu ở đây có những hôm để đến trưa mà không bị chảy nước. Vị của đậu cũng đậm, thơm hơn so với các hàng khác”.

Cách nhà ông Dương Văn Thành không xa, hai vợ chồng ông Nguyễn Đình Long cũng đang khẩn trường làm những mẻ đậu phụ cho kịp giờ khách đến mua. Ông Nguyễn Đình Long cho biết: “Nhà tôi làm đậu đã được 30 năm rồi. Chúng tôi bắt đầu làm từ 2 giờ sáng, lúc mệt thì nghỉ vì chỉ có hai vợ chồng làm”.

Không như nhiều sản phẩm làng nghề khác phải tìm chỗ đứng trong môi trường hiện đại, đậu phụ làng Mơ luôn đắt khách mỗi ngày mặc cho những người thợ làm không kịp trở tay.

Từ tờ mờ sáng đến giữa trưa, ngôi làng nhỏ không ngừng chuyển động trong mùi thơm bùi của đậu mới. Những đôi bàn tay thoăn thoắt ép khuôn, cắt đậu, giao hàng đi khắp các ngõ phố Hà Nội. Công việc lặp đi lặp lại mỗi ngày, nhưng không ai thấy mệt mỏi, bởi với họ, giữ lửa cho làng nghề không chỉ là kế sinh nhai, mà còn là cách lưu giữ một phần ký ức của mảnh đất nghìn năm tuổi.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Con phố sách cũ trên đường Láng (Hà Nội) là chốn thân quen của nhiều người, nơi chứa đựng những câu chuyện riêng, khiến cho tâm hồn của họ luôn được rộng mở.

Bên cạnh di sản kiến trúc, lịch sử, Hoàn Kiếm còn là cái nôi của một di sản đặc biệt - di sản ẩm thực, hội tụ của sự tinh tế.

Rau muống xào tỏi của Việt Nam vinh dự xếp hạng thứ 24 trong danh sách 100 món rau ngon nhất thế giới của chuyên trang ẩm thực nổi tiếng Taste Atlas, với số điểm 4,3/5 sao.

Những ngày khô lạnh ít ỏi của đợt rét tháng Ba rất nhanh sẽ đi qua, để sớm mai, một mùa hè rực rỡ bừng tỉnh.

Với khát khao gìn giữ "hơi thở" của the lụa từng vang danh, nghệ nhân Lê Đăng Toản (Hà Đông) đã miệt mài canh cửi trong suốt gần 20 năm, dù hành trình không ít gian nan.

Hơi thở của cuộc sống hiện đại trong âm nhạc đường phố nhiều năm nay đã mang đến cho không gian hồ Gươm một góc nhìn vô cùng mới mẻ, lôi cuốn và hấp dẫn mọi du khách mỗi dịp cuối tuần.