Bùng phát nhiễm khuẩn E. coli liên quan McDonald's

Gần 50 người đã nhiễm khuẩn E. coli, trong đó có một trường hợp tử vong, sau khi ăn hamburger Quarter Pounder của McDonald's tại Mỹ.

McDonald's đang đối mặt với áp lực lớn để ngăn chặn thiệt hại từ đợt bùng phát E. coli liên quan đến bánh mì kẹp thịt Quarter Pounder, khiến một người thiệt mạng và gần 50 người khác nhiễm bệnh.

Hiện tại, thương hiệu đã rút món ăn này khỏi thực đơn của các nhà hàng trên hàng chục tiểu bang.

Theo điều tra sơ bộ từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), thịt bò trong bánh Quarter Pounder không phải là nguồn lây nhiễm chính do các quy định khắt khe về kiểm tra chất lượng và quy trình nấu chín ở nhiệt độ tiêu diệt vi khuẩn.

Ngược lại, hành tươi được sử dụng tươi sống và có thể bị nhiễm vi khuẩn khi tiếp xúc với nước ở đồng ruộng trước đó, vậy nên được đánh giá là nguồn lây nhiễm chính. McDonald's đã loại bỏ món bánh Quarter Pounder khỏi thực đơn của mình tại 1/5 trong số 14.000 nhà hàng tại Mỹ.

Người phát ngôn của McDonald's cho biết dịch bệnh chỉ giới hạn trong phạm vi nước này. Triệu chứng nhiễm E. coli thường xuất hiện khá nhanh trong vòng một đến hai ngày sau khi tiêu thụ thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Các triệu chứng phổ biến bao gồm sốt, nôn mửa, tiêu chảy, khát nước liên tục và choáng váng. Nhiễm trùng đặc biệt nguy hiểm cho trẻ em dưới 5 tuổi và có thể gây suy thận cấp. Vì vậy, người có triệu chứng ngộ độc E. coli cần nhanh chóng đi khám tại các cơ sở y tế.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sở Y tế Hà Nội vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe giữa ngành Y tế Hà Nội và Hiệp hội các Công ty Điều phối Y tế Quốc tế Nhật Bản (JIMCA) giai đoạn 2024 - 2029.

Trên thế giới đã xuất hiện các vi khuẩn kháng với hầu hết kháng sinh, còn gọi là vi khuẩn siêu kháng thuốc. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn vừa ký ban hành quyết định phê duyệt Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc trong y tế giai đoạn 2024 - 2025.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tuần qua, toàn thành phố ghi nhận 25 ca mắc sởi, tăng 9 ca so với tuần trước đó; trong đó 20 ca mắc chưa tiêm vaccine phòng sởi, 5 ca mắc chưa tiêm đầy đủ vaccine.

Ngày 18/11, Sở Y tế Đồng Nai ghi nhận trường hợp bé trai H.T.H (8 tuổi, ngụ thành phố Biên Hòa) tử vong do bệnh sởi. Đây là ca đầu tiên tử vong do bệnh này ở Đồng Nai trong năm 2024.

Trong tuần qua (từ ngày 9/11 đến 15/11), toàn thành phố ghi nhận 25 ca mắc sởi (tăng 9 ca so với tuần trước đó).

Khoảng 1/3 số ca nhiễm HIV mới ở Việt Nam là người trẻ trong độ tuổi từ 15 đến 24. Đặc biệt, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) và người chuyển giới gia tăng đáng kể.