Bùng nổ lao động robot ở Trung Quốc
Theo Quỹ Đổi mới và Công nghệ Thông tin có trụ sở ở Washington (Mỹ), Trung Quốc hiện là thị trường robot công nghiệp lớn nhất thế giới. Năm 2022, lượng robot công nghiệp được lắp đặt tại Trung Quốc chiếm 52% tổng số thế giới, tăng 14% so với một thập kỷ trước.

Robot hiện được sử dụng trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế Trung Quốc, bao gồm sản xuất, hậu cần, khách sạn, y tế và xây dựng.
Mặc dù là nước đi tiên phong trong lĩnh vực robot, nhưng Mỹ lại tụt hậu so với thế giới về xuất khẩu robot do thiếu đầu tư dài hạn. Các công ty hàng đầu hiện nay thuộc Đức, Nhật Bản và Thụy Sĩ. Trung Quốc thống trị về sản xuất và sử dụng robot.

Sự bùng nổ của thị trường robot ở Trung Quốc có thể bắt nguồn từ nhu cầu nội địa mạnh mẽ và chính sách hỗ trợ hiệu quả. Nền kinh tế thứ hai thế giới có nền tảng sản xuất tốt và chuỗi công nghiệp hoàn chỉnh. Nước này có khả năng cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho việc phát triển robot và phạm vi ứng dụng rộng lớn.


Chỉ số mua hàng của các nhà sản xuất đã tăng trở lại sau bốn tháng duy trì đà giảm cho thấy sức khỏe của ngành sản xuất Việt Nam có cải thiện.
Sau ba tháng đầu năm 2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,98 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm trước.
Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham) đã kêu gọi chính quyền Mỹ xem xét gia hạn việc áp thuế 46% đối với hàng hóa Việt Nam, để các doanh nghiệp có thời gian thích ứng với quy định mới.
Nhiều mặt hàng Việt không phải chịu mức thuế đối ứng 46% khi xuất khẩu sang Mỹ như thép, nhôm, đồng, ô tô, chất bán dẫn, dược phẩm, vàng...
Giá dầu trong phiên giao dịch 3/4 đã ghi nhận mức sụt giảm tính theo phần trăm lớn nhất kể từ năm 2022, sau khi các nước xuất khẩu dầu bất ngờ quyết định tăng sản lượng, chỉ một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố những biện pháp thuế quan mới.
Novaland vừa công bố đơn từ nhiệm của hai thành viên HĐQT là ông Ng Teck Yow và bà Nguyễn Mỹ Hạnh với lý do tái cấu trúc và nguyện vọng cá nhân.
0