Bộ Y tế kiến nghị cấm triệt để thuốc lá mới
Các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng làm người sử dụng lệ thuộc chất gây nghiện là nicotine. Không có một sản phẩm thuốc lá nào là sản phẩm an toàn cho sức khỏe. Thuốc lá mới ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của người sử dụng do chứa nhiều hương liệu, hóa chất. Nhiều bằng chứng cho thấy các sản phẩm này không chỉ gây bệnh mạn tính đối với người sử dụng như thuốc lá điếu thông thường mà còn gây ra các bệnh cấp tính và nhiều bệnh nguy hiểm khác.

Trước những ảnh hưởng tiêu cực của thuốc lá mới, Bộ Y tế kiến nghị Quốc hội và Chính phủ kịp thời ban hành quy định để cấm toàn diện các sản phẩm này trước khi việc sử dụng trở nên phổ biến hơn.
Cụ thể: cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo, sử dụng các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và các sản phẩm thuốc mới khác có thể sẽ xuất hiện trong tương lai. Quốc hội ban hành nghị quyết cấm nhập khẩu, sản xuất, phân phối và bán các sản phẩm nicotine, hệ thống phân phối điện tử không chứa nicotine và các sản phẩm thuốc lá nung nóng và cấm quảng cáo, khuyến mãi các sản phẩm này ở Việt Nam. Đồng thời quy định rõ trách nhiệm thực thi và chế tài.
Tác hại của việc sử dụng thuốc lá điện tử
Nhiều bạn trẻ nhầm tưởng rằng việc sử dụng thuốc lá điện tử sẽ giảm bớt ảnh hưởng tới sức khỏe so với thuốc lá truyền thống. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã cho thấy việc sử dụng thuốc lá điện tử ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe.
Các chuyên gia y tế cho biết, chỉ trong năm năm, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử đã vượt lên rất cao. Kết quả phòng chống thuốc lá trong 30 năm sẽ bị thiêu rụi trong vòng ba năm nếu chúng ta cho phép thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng vào Việt Nam. Đã có nhiều bạn trẻ tiếp cận với thuốc lá mới và nguy hiểm đến tính mạng.

Theo thống kê của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, tỷ lệ người 15 tuổi trở lên sử dụng thuốc lá điện tử đã tăng từ 0,2% năm 2015 lên 3,6% vào năm 2020. Đặc biệt, số người sử dụng thuốc lá tăng mạnh ở cả nam và nữ.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và các loại thuốc lá mới khác hoàn toàn có hại sức khỏe. Các sản phẩm này mở đầu xu hướng lạm dụng, nghiện, phơi nhiễm hóa chất tổng hợp của con người không thể kiểm soát và hàng loạt bệnh tật mới, vấn đề y tế khác. Đồng thời, chúng cũng làm nặng, phức tạp thêm vấn đề thuốc lá thông thường, ma túy.
Có khoảng 40 quốc gia đã cấm thuốc lá điện tử, khoảng 17, 18 quốc gia cấm thuốc lá nung nóng. Đó là các quốc gia đã thực hiện khuyến cáo mạnh nhất của Tổ chức Y tế Thế giới, cũng đa số là các quốc gia đang phát triển, không có nhiều nguồn lực về tài chính, con người và máy móc để có thể quản lý hiệu quả các sản phẩm này.
Thạc sỹ, bác sỹ Nguyễn Tuấn Lâm - chuyên gia Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam.


Hiện Việt Nam chưa ghi nhận biến thể mới Covid-19 nào đáng lo ngại, tuy nhiên ngành Y tế đang theo dõi sát sự xuất hiện của biến thể phụ XBB.1.16 của Omicron đang lan nhanh tại một số nước châu Á và các bệnh viện luôn chuẩn bị để thích ứng với tình hình mới của dịch bệnh.
Các bác sĩ phẫu thuật tại Trung tâm Y tế Ronald Reagan UCLA (thuộc Đại học California, Los Angeles, Mỹ) đã thực hiện thành công ca ghép bàng quang cho người đầu tiên trên thế giới.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội sáng 19/5 đã tổ chức giám sát các ổ dịch sốt xuất huyết cũ tại xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã cắt băng khánh thành phòng truyền thống Y dược cổ truyền dân tộc tại lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam.
Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu các cơ sở y tế tăng cường công tác khám, phát hiện và điều trị bệnh nhân Covid-19.
Những bác sĩ quân y trên quần đảo Trường Sa chính là “người thầy thuốc” tận tâm chăm sóc sức khỏe giữa muôn trùng sóng vỗ.
0