Bộ Tài chính không bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng

Nhiều bộ, ngành đề xuất bỏ thu thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng song Bộ Tài chính cho rằng quy định này phù hợp với xu hướng bảo vệ môi trường.

Tại góp ý gửi Bộ Tài chính, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng xăng không phải mặt hàng xa xỉ nên việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng này cũng là bảo vệ môi trường. Nhiều bộ, ngành cũng đề xuất bỏ thu thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng.

Tuy nhiên, trong dự thảo sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) được Bộ Tài chính gửi Bộ Tư pháp thẩm định, Bộ Tài chính giải thích việc thực hiện điều chỉnh thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt thuộc thẩm quyền của Quốc hội nên phải trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Theo Bộ Tài chính nhận định, xăng là nhiên liệu gốc hóa thạch, không tái tạo, cần phải sử dụng tiết kiệm nên hầu hết các nước đều thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng này, như nước Pháp, Đức, Ý, Anh, Hàn Quốc, Australia, Thái Lan, Singapore, Trung Quốc, Campuchia, Lào...

Tại Việt Nam, mặt hàng xăng thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt từ năm 1995. Nếu bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng, giá xăng có thể giảm ít nhiều, nhưng không tác động tổng thể với giá xăng, bởi giá xăng hiện đã liên thông với thế giới, chịu tác động từ thị trường thế giới.

Mặt khác, nếu bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng, người dân sẽ sử dụng xăng không kiểm soát, gây ô nhiễm môi trường, thu ngân sách cũng bị giảm. Chính vì vậy, Bộ Tài chính sẽ phải cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động hai mặt.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Việt Nam có thể hạn chế tác động của thuế quan Mỹ thông qua đàm phán. Kỳ vọng này càng được củng cố khi Tổng thống Donald Trump sẵn sàng thỏa thuận thuế quan với các quốc gia.

Chỉ số mua hàng của các nhà sản xuất đã tăng trở lại sau bốn tháng duy trì đà giảm cho thấy sức khỏe của ngành sản xuất Việt Nam có cải thiện.

Sau ba tháng đầu năm 2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,98 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm trước.

Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham) đã kêu gọi chính quyền Mỹ xem xét gia hạn việc áp thuế 46% đối với hàng hóa Việt Nam, để các doanh nghiệp có thời gian thích ứng với quy định mới.

Nhiều mặt hàng Việt không phải chịu mức thuế đối ứng 46% khi xuất khẩu sang Mỹ như thép, nhôm, đồng, ô tô, chất bán dẫn, dược phẩm, vàng...

Giá dầu trong phiên giao dịch 3/4 đã ghi nhận mức sụt giảm tính theo phần trăm lớn nhất kể từ năm 2022, sau khi các nước xuất khẩu dầu bất ngờ quyết định tăng sản lượng, chỉ một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố những biện pháp thuế quan mới.