Bổ sung cơ chế tịch thu, tiêu huỷ trong xử lý vật chứng
Cho rằng một số vụ án có vật chứng sau khi đã hoàn thành sứ mệnh chứng minh tội phạm và không còn giá trị trên thực tế, nhưng không thể tiêu hủy được vì phải đợi hoàn thành tất cả các giai đoạn của vụ án, gây lãng phí rất lớn về nguồn lực, một số đại biểu đề nghị nên bổ sung cơ chế tịch thu, tiêu huỷ trong Nghị quyết.
Đại biểu Nguyễn Văn Thuận - Đoàn ĐBQH thành phố Cần Thơ cho rằng: “Trong thực tiễn quá trình điều tra truy tố, xét xử các vụ án, có những vật chứng là tài sản cần thiết phải tịch thu như: thuốc lá nhập lậu, thuốc phiện, động vật nguy cấp quý hiếm nếu không trở về tự nhiên sẽ chết ngay; hoặc là những vật chứng cần phải tiêu hủy ngay như vi khuẩn gây bệnh, hóa chất gây ô nhiễm môi trường... Chính vì vậy thì tôi đề nghị đưa bổ sung thêm vào dự thảo nghị quyết về các biện pháp xử lý vật chứng bằng tịch thu, tiêu hủy”.
Đại biểu Trần Thị Thu Phước - Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum phân tích, vật chứng, tài sản liên quan đến các vụ án hình sự thường có nguồn gốc và tính chất phức tạp. Thời gian qua, có một số vụ án mà vật chứng đã "chứng minh tội phạm" và không còn giá trị trên thực tế nhưng không thể thực hiện "tiêu hủy" vì phải đợi hoàn thành tất cả các giai đoạn của vụ án, gây lãng phí ngân sách và nguồn lực rất lớn. Do đó, đại biểu kiến nghị bổ sung cơ chế "tịch thu, tiêu hủy" trong dự thảo Nghị quyết. Đây cũng là một trong 6 cơ chế xử lý vật chứng, tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa đã được Bộ Chính trị cho phép thí điểm trong Đề án về xử lý vật chứng. Việc xử lý vật chứng, tài sản một cách kịp thời giúp tránh tình trạng lưu giữ quá lâu, gây lãng phí ngân sách và nguồn lực quản lý.
Theo các đại biểu, việc mở rộng thí điểm xử lý vật chứng ở giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm là cần thiết nhằm thể chế hóa đầy đủ và bám sát yêu cầu của Bộ Chính trị.
Cùng với đó, trong giai đoạn tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, khởi tố cũng cần quy định cụ thể về cơ quan có thẩm quyền quản lý, tiếp nhận, thu giữ, tạm giữ đồ vật, tài liệu, vật chứng, tài sản có liên quan đến vụ án.


Liên tiếp nhiều vụ việc thanh, thiếu niên gây rối trật tự công cộng đã bị cơ quan công an xử lý trong thời gian gần đây, cho thấy không ít đối tượng vi phạm là học sinh bị lôi kéo qua mạng xã hội do nhận thức pháp luật chưa đầy đủ.
Malaysia và nhiều quốc gia trong khu vực hoan nghênh, đánh giá cao cách tiếp cận của Việt Nam trong vấn đề áp thuế đối ứng của Mỹ thông qua điện đàm.
Việc cấp đổi thẻ căn cước khi thông tin trên thẻ thay đổi được thực hiện theo nhu cầu của công dân, không bắt buộc phải làm lại khi bỏ huyện, nhập xã, tỉnh.
Đoàn cứu nạn của Bộ Công an Việt Nam tiếp tục thực hiện công tác hỗ trợ đời sống cho nhân dân Myanmar bị ảnh hưởng bởi động đất vào ngày 5/4, theo lịch trình cứu trợ tại Thủ đô Naypyidaw, Myanmar.
Tình trạng xe máy đi ngược chiều thường xảy ra ở khu vực giao thông đông đúc, do người điều khiển xe máy cố tình vi phạm để rút ngắn quãng đường, bất chấp nguy cơ tai nạn.
Sự xuất hiện của lực lượng quân y Việt Nam như một biểu tượng âm thầm nhưng bền bỉ, góp phần xoa dịu mất mát giữa những đổ nát hoang tàn sau trận động đất lịch sử tại Myanmar.
0