Bộ GD&ĐT lý giải cách quy đổi điểm xét tuyển đại học
PGS.TS. Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng: "Ví dụ, kỳ thi đánh giá năng lực, kỳ thi SAT khác với kỳ thi tốt nghiệp THPT hay kỳ thi năng khiếu nào đó, thì làm sao quy đổi chính xác được? Chúng tôi đồng ý với ý kiến đó. Nếu như các kỳ thi đánh giá năng lực hoàn toàn khác nhau của thí sinh thì rõ ràng chúng ta không thể dùng các phương thức khác nhau đó để đánh giá năng lực của thí sinh khi vào một ngành. Có thể dùng cho nhiều ngành khác nhau thì được".
Hiện Bộ GD&ĐT đã có hướng dẫn các trường cách quy đổi và việc quy đổi này không áp dụng với những ngành chỉ sử dụng một phương thức. Chỉ những ngành, chương trình có nhiều phương thức xét tuyển mới phải quy đổi, để đảm bảo điểm chuẩn vào cùng một ngành có sự tương đương, đánh giá đúng năng lực cốt lõi của người học.
Học viện Ngân hàng sử dụng 5 phương thức xét tuyển trong năm 2025 gồm: xét tuyển thẳng; xét tuyển bằng học bạ; xét tuyển dựa trên kết quả chứng chỉ quốc tế; xét tuyển dựa trên kết quả các kỳ thi đánh giá năng lực; xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT. Lãnh đạo Học viện Ngân hàng nhận định, quy định mới về quy đổi các phương thức xét tuyển của Bộ GD&ĐT về một thang điểm chung sẽ mang lại tính khách quan, công bằng và minh bạch cho thí sinh.
PGS.TS Phạm Thị Hoàng Anh, Phó Giám đốc Học viện Ngân hàng cho biết: "Dựa trên hướng dẫn của Bộ GD&ĐT trong việc quy đổi các phương thức xét tuyển, chúng tôi sẽ đưa ra cơ sở khoa học của những cách thức quy đổi phù hợp nhất, đảm bảo sự công bằng và khách quan cho các thí sinh. Việc lựa chọn các phương thức và cách thức đa dạng khác nhau, chúng tôi vẫn lựa chọn được những thí sinh phù hợp nhất theo từng phương thức xét tuyển".
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội năm nay cũng sử dụng 5 phương thức tuyển sinh và cho biết sẽ sớm công khai quy tắc quy đổi tương đương điểm trúng tuyển.
"Nhà trường thấy không có khăn gì nhiều, miễn là đảm bảo các phương thức quy đổi một cách tuyến tính, không gây khó khăn trong quá trình quy đổi và khó khăn cho nhà trường cũng như người học", TS. Thân Thanh Sơn, Trưởng phòng Đào tạo của Đại học Công nghiệp Hà Nội nói.
Một số ý kiến cũng cho rằng, không thể quy đổi các kết quả đánh giá của các kỳ thi khác nhau vì mỗi phương thức xét tuyển có một tính chất khác nhau.


Luật Thủ đô (sửa đổi) tiếp tục đưa vào định hướng phát triển cơ sở giáo dục chất lượng cao và cơ sở giáo dục nhiều cấp học, định hình các tiêu chí, tiêu chuẩn cho mô hình này.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập với nhiều điểm mới.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố số lượng nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào lớp 10 các trường THPT, trong đó nhiều trường THPT ở ngoại thành có lượng đăng ký tăng mạnh.
Kỳ thi vào lớp 10 năm 2025 của Hà Nội sẽ diễn ra ngày 7-8/6 và ít nhất 64% học sinh có chỗ học lớp 10 công lập, tương đương hơn 81.000 em.
Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố dự thảo Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi cho viên chức, người lao động trong các trường công lập vào ngày 13/5.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị tăng phụ cấp cho giáo viên lên tối đa 80%, cấp phụ cấp cho nhân viên trường học, quy định phụ cấp khi thực hiện biệt phái...
0