Bộ Công Thương lên kịch bản ứng phó căng thẳng thương mại
Theo Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ, gia tăng hàng rào thương mại, thuế quan để bảo vệ sản xuất trong nước là xu hướng chung của thương mại toàn cầu năm nay.
Đơn cử, chính quyền Mỹ đã áp mức thuế bổ sung 10% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc bắt đầu từ ngày 4/2, bên cạnh đó sắc lệnh áp thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu vào Mỹ có hiệu lực từ 4/3 không loạt trừ quốc gia nào.
Ông Đỗ Ngọc Hưng, Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ cho biết: "Tăng thuế quan, giảm nhu cầu nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Các nước lại tăng xuất vào nội địa. Dẫn đến tháng 1, xuất khẩu của Việt Nam ra các nước có phần suy giảm so với cùng kỳ năm ngoái".
Hoa Kỳ và Trung Quốc là 2 đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Xung đột thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất toàn cầu bên cạnh mang tới những tác động tiêu cực đến kinh tế Việt Nam, mặc khác lại tạo ra những cơ hội từ xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu.
Ông Nông Đức Lai, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Trung Quốc cho biết: "Việt Nam sẽ đón nhận làn sóng đầu tư từ sự dịch chuyển chuỗi cung ứng, bởi các doanh nghiệp Trung Quốc và quốc tế đã tìm cách đa dạng hóa sản xuất để tránh thuế quan từ Mỹ, dẫn đến việc mở rộng đầu tư vào các quốc gia như Việt Nam, điều này gián tiếp thúc đẩy Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn nhờ chi phí lao động cạnh tranh và vị trí địa lý thuận lợi".
Theo Bộ Công thương, cán cân thương mại hàng hóa của việt Nam trong hai tháng đầu năm 2025 xuất siêu 2,3 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 65,2 tỷ USD, tăng 9,9% so với cùng kỳ, nhập khẩu đạt 62,9 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ.
Để đạt mục tiêu xuất khẩu năm 2025 của Việt Nam ở mức 454 tỷ USD, bình quân mỗi tháng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 37,8 tỷ USD, cao hơn 4 tỷ USD so với bình quân năm ngoái.
Ông Nguyễn Anh Sơn,Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết: "Doanh nghiệp tiếp tục bám sát thị trường, theo dõi các diễn biến bất thường. Hệ thống Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài tiếp tục cập nhật thông tin với các hiệp hội ngành hàng về những thay đổi trong chính sách của thị trường để doanh nghiệp kịp thời điều chỉnh kế hoạch sản xuất phù hợp, định hướng tìm kiếm đơn hàng".
Thứ hai, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh khai thác các thị trường mới như Trung Đông, Halal, cũng như bám sát các thị trường cũ như EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ...
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần khai thác hiệu quả các FTA, bên cạnh việc đẩy nhanh tiến độ đàm phán các FTA mới và các FTA nâng cấp. Đặc biệt, Việt Nam cần phòng chống gian lận xuất xứ, thường xuyên trao đổi, cảnh báo các tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) về việc lưu ý tới một số mặt hàng có nguy cơ cao về gian lận xuất xứ hàng hóa, đồng thời chủ động tổ chức các đoàn kiểm tra, xác minh khi có nghi vấn về gian lận xuất xứ.


MWG vừa chính thức bổ nhiệm ông Vũ Đăng Linh làm Tổng Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật, đánh dấu bước chuyển giao quan trọng sau khi ông Trần Huy Thanh Tùng - một trong những nhà sáng lập rút lui khỏi vị trí điều hành.
Giá dầu trong phiên giao dịch 3/4 đã ghi nhận mức sụt giảm tính theo phần trăm lớn nhất kể từ năm 2022, sau khi các nước xuất khẩu dầu bất ngờ quyết định tăng sản lượng, chỉ một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố những biện pháp thuế quan mới.
Giá vàng nhẫn và vàng miếng trong nước ngày 4/4 tiếp tục lao dốc theo đà giảm của giá vàng thế giới, xuống dưới 102 triệu đồng/lượng.
Novaland vừa công bố đơn từ nhiệm của hai thành viên HĐQT là ông Ng Teck Yow và bà Nguyễn Mỹ Hạnh với lý do tái cấu trúc và nguyện vọng cá nhân.
Thị trường chứng khoán Mỹ và đồng USD ngày 3/4 đã tụt dốc mạnh, khi các nhà giao dịch phản ứng với thông báo thuế quan mà Tổng thống Donald Trump đưa ra một ngày trước đó.
Thị trường chứng khoán ngày 4/4 tiếp tục lao dốc. Ngay khi thị trường mở cửa, đà bán tháo điên cuồng đã khiến thị trường bốc hơi hơn 70 điểm, chạm đáy 1.158,43 điểm.
0