Bổ cập nước sông Hồng vào sông Tô Lịch

Trên cơ sở đề nghị của UBND thành phố Hà Nội, Văn phòng Chính phủ vừa có công văn nêu ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về việc đầu tư xây dựng công trình bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch.

Phó Thủ tướng nêu rõ, việc xử lý tận gốc nguồn gây ra ô nhiễm, hồi sinh các dòng sông, đặc biệt với sông Tô Lịch là rất cấp bách để mang lại môi trường, cảnh quan, văn hóa, bảo vệ sức khỏe nhân dân theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Thông báo số 111, ngày 3/12/2024 của Văn phòng Trung ương Đảng.

Trước mắt, Phó Thủ tướng đề nghị UBND thành phố Hà Nội cần triển khai ngay dự án bổ cập nước sông Tô Lịch, nhất là khi 100% nước thải dọc theo dòng sông được thu gom về Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và nước sau thu gom, xử lý không được trả lại về sông Tô Lịch. Việc chuyển nước từ sông Hồng về sông Tô Lịch cần được thực hiện đồng thời với rà soát các quy hoạch có liên quan, thực hiện đồng bộ các giải pháp để thu gom toàn bộ nước thải dọc theo các sông, kiểm soát nước mưa, chỉnh trang đô thị, cải tạo cảnh quan hai bên sông, phát huy hiệu quả kinh tế, văn hóa, môi trường.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cũng nêu rõ, UBND thành phố Hà Nội quyết định và thực hiện dự án theo tinh thần "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm".

Trường hợp áp dụng trình tự thủ tục thực hiện dự án đầu tư công khẩn cấp, thành phố Hà Nội chỉ đạo các Sở, ngành hoàn thiện phương án kinh tế - kỹ thuật đảm bảo hiệu quả kinh tế, tính bền vững của công trình, không để xảy ra thất thoát lãng phí tài sản công và ngân sách Nhà nước.

Về giải pháp và công nghệ, Phó Thủ tướng lưu ý cần nghiên cứu phương án lắng, lọc nước sông Hồng để giảm lượng phù sa bồi lắng, sử dụng hiệu quả nguồn nước sau khi đã được xử lý, trong đó có phương án cấp nước trở lại sông Tô Lịch thay cho phương án chuyển ra sông Hồng. Đồng thời, cần nghiên cứu đánh giá tác động, có giải pháp bảo đảm an toàn các công trình hạ tầng kỹ thuật tại khu vực lấy nước và dọc theo tuyến có công trình đi qua.

Phó Thủ tướng giao các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, theo chức năng quản lý Nhà nước được phân công để chủ động phối hợp, hướng dẫn, hỗ trợ UBND thành phố Hà Nội sớm hoàn thiện các thủ tục liên quan đến đê điều, xây dựng, tài nguyên nước, môi trường. Qua đó triển khai thực hiện dự án bảo đảm mục tiêu, tiến độ, theo đúng quy định của pháp luật.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Vấn nạn thực phẩm bẩn vẫn đang rất nan giải, đã đến lúc phải có chế tài đủ mạnh, xử lý nghiêm khắc để thay đổi nhận thức và thói quen của chính những người kinh doanh, sản xuất thực phẩm.

Bộ trưởng Hợp tác phát triển quốc tế và Ngoại thương Thụy Điển Benjamin Dousa nhấn mạnh, Thụy Điển mong muốn đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực, nhiều doanh nghiệp Thụy Điển quan tâm, mong muốn hợp tác có chiến lược đầu tư lâu dài tại Việt Nam.

Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế suất thuế VAT với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%) đến hết ngày 31/12/2026.

Bất động sản là “miếng mồi béo bở”, nhưng không thể vì thế mà để mọi doanh nghiệp nhà nước ào ạt chen chân.

Lãnh đạo Công an tỉnh Vĩnh Long chỉ đạo rà soát lại toàn bộ quá trình xử lý, tiếp nhận điều tra và giải quyết khiếu nại đối với vụ tai nạn giao thông khiến nữ sinh tử vong và xử lý nghiêm nếu phát hiện vi phạm.

Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công thương) thông tin, sáng 13/5, một công ty đã bị xử phạt 376 triệu đồng vì sản xuất phân bón giả.