Biến thể phụ JN.1 có khả năng lây lan nhanh
Kết quả giải mã trình tự gen được tiến hành bởi Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM từ mẫu bệnh phẩm của 16 bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2 trong tháng 12/2023 đã ghi nhận có 12/16 bệnh nhân nhiễm biến thể phụ của Omicron JN.1. Dấu hiệu đáng lo ngại là số ca nhập viện tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới do COVID-19 có xu hướng gia tăng dần trong sáu tuần gần đây. Tất cả các trường hợp này đều có diễn biến nặng và mắc các bệnh nền, chưa tiêm đủ các mũi vắc xin Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Tiến sỹ Vũ Ngọc Long - Phó Trưởng phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết: "Biến thể này được WHO xếp vào “biến thể đáng quan tâm” và là biến thể có khả năng lây truyền nhanh hơn và có thể có khả năng né tránh miễn dịch. Tuy nhiên chưa có sự gia tăng về độc lực và mức độ nặng."
Trước sự gia tăng số ca mắc Covid-19 tại một số quốc gia và lây lan nhanh của biên thể phụ JN.1 thì WHO đã đưa ra khuyến nghị các nước cần tiếp tục tiêm nhắc lại vắc xin Covid-19. Các nghiên cứu cũng cho thấy, năm 2021 vắc xin Covid-19 đã cứu sống hơn 14 triệu người.
TS Angela Pratt – Trưởng văn phòng đại diện của Tổ chức y tế thế giới tại Việt Nam cho biết: "Việc phát hiện biến thể mới đáng quan tâm này – JN.1 này thật đáng buồn là một lời nhắc nhở rằng COVID-19 vẫn đang tiếp tục lây lan trên toàn cầu, nó tiếp tục khiến mọi người mắc bệnh và trong một số trường hợp, gây tử vong. Chúng tôi khuyến khích mọi người tiếp tục đánh giá nguy cơ của bản than, cũng như những người thân yêu của mình và tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa cơ bản như rửa tay, đeo khẩu trang ở nơi công cộng đông người và ở nhà nếu không khỏe."
Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu các địa phương, cơ sở y tế chuẩn bị các phương án thu dung và điều trị khi số bệnh nhân mắc Covid-19 gia tăng. Các chuyên gia cũng nhấn mạnh với tỷ lệ tiêm chủng Covid-19 hai mũi cơ bản tại Việt Nam đạt trên 87% và tỷ lệ tiêm mũi nhắc lại trên 60% thì với biến thể mới JN.1 cũng không đáng lo ngại.


254 ca mắc tay chân miệng đã được ghi nhận tại 28 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội trong tuần từ ngày 9-16/5,giảm 59 ca so với tuần trước.
Người bị xuất hiện ban xuất huyết hình sao hoặc mụn nước, kèm theo cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa, đau đầu dữ dội, có thể là dấu hiệu của tăng áp lực nội sọ và cần được xử lý y tế khẩn cấp.
Một bệnh nhân đau bụng dữ dội nhưng chủ quan không đi thăm khám, tự uống thuốc giảm đau khiến cấp cứu chậm trễ và gây vỡ ruột thừa.
Một bộ phận người dân còn chủ quan trong phòng bệnh sốt xuất huyết, có bệnh nhưng không đi khám tại các cơ sở y tế dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Mặc dù COVID-19 được phân loại vào nhóm bệnh truyền nhiễm nhóm B, tuy nhiên Bộ Y tế vẫn yêu cầu các bệnh viện duy trì đầy đủ vật tư, trang thiết bị cũng như các phương án thu dung người bệnh.
Hiện Việt Nam chưa ghi nhận biến thể mới Covid-19 nào đáng lo ngại, tuy nhiên ngành Y tế đang theo dõi sát sự xuất hiện của biến thể phụ XBB.1.16 của Omicron đang lan nhanh tại một số nước châu Á và các bệnh viện luôn chuẩn bị để thích ứng với tình hình mới của dịch bệnh.
0