Biến đổi khí hậu gây nắng nóng cực đoan trên thế giới

Thế giới trải qua tháng 6 nắng nóng cực đoan, khắc nghiệt, cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người, cho thấy mùa hè năm nay sẽ nóng chưa từng có.

Tại Saudi Arabia, chỉ trong hai ngày 15 - 16/6 đã có gần 600 người hành hương tử vong khi đi dưới cái nóng 52 độ C. Đến nay, con số đã lên tới hơn 1.300 người.

Tại New Delhi, Ấn Độ, từ ngày 11 - 19/6, ghi nhận 192 trường hợp tử vong liên quan đến nắng nóng, mức cao kỷ lục so với cùng kỳ trong 5 năm qua.

Biến đổi khí hậu gây nắng nóng cực đoan trên thế giới.

Hàn Quốc cũng trải qua tháng 6 với nhiều ngày nóng nhất từ trước đến nay. Chỉ trong 20 ngày đầu tháng, cả nước đã có trung bình 2,4 ngày nắng nóng gay gắt, cao gấp 4 lần so với mức trung bình giai đoạn 1991 - 2020.

Không chỉ châu Á và Trung Đông, những đợt nắng nóng cực đoan cũng đang xảy ra ở châu Âu và châu Mỹ. 6 du khách đã tử vong khi tới Hy Lạp du lịch đúng đợt nắng nóng bất thường với nhiệt độ cao 40 độ C.

Bờ Đông nước Mỹ cũng đang phải hứng chịu nhiệt độ cao kỷ lục.

Các thành phố ở Bờ Đông nước Mỹ như Baltimore và thành phố Philadelphia đã ghi nhận nhiệt độ cao kỷ lục gần 38 độ C trong ngày 23/6. Các bang ở Bờ Tây cũng có mức nhiệt cao hơn 15 độ C so với nền nhiệt thông thường vào thời điểm này của năm.

Ông Carlo Buontempo, Giám đốc Cơ quan Giám sát biến đổi khí hậu châu Âu Copernicus, cho biết: "Chúng ta không biết khi nào chuỗi nắng nóng này sẽ kết thúc, có thể là trong vài tháng tới, có thể kéo dài lâu hơn một chút. Nhưng điều này sẽ không làm thay đổi bức tranh toàn cảnh. Nhiệt độ trung bình trong 5 năm tới rất, rất có thể sẽ ấm hơn nhiệt độ trung bình của 5 năm qua. Vì vậy sẽ không có gì ngạc nhiên khi mà trong tương lai, những kỷ lục nắng nóng sẽ lại xuất hiện".

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, nắng nóng gay gắt ở hàng loạt quốc gia như vậy là do biến đổi khí hậu, khiến bề mặt trái đất ngày càng nóng lên. El Nino dù suy yếu nhưng luôn có độ trễ với nhiệt độ, vì vậy nó cũng góp phần cho nhiệt độ tăng cao bất thường.

Chu trình vận động của El Nino gắn liền với hoạt động của hoàn lưu Walker, đó là dòng mây ẩm phát triển ở khu vực bờ Tây của nước Mỹ, còn ở khu vực bờ Đông của nước Mỹ, khu vực châu Á, vùng lục địa Ấn Độ tồn tại khối áp cao nhiều ngày, với những dòng khí thổi từ trên xuống sẽ ngăn cản quá trình hình thành mây đối lưu gây mưa.

Các nhà khí tượng theo dõi và thấy rằng khối áp cao tồn tại ở khu vực châu Á trong giai đoạn suốt từ đầu năm tới giờ, tháng 5-6 hoạt động mạnh hơn so với trung bình, khiến cường độ nắng gia tăng, dẫn đến nắng nóng cực đoan kéo dài và gay gắt ở một loạt khu vực như bờ Đông nước Mỹ, Saudi Arabia, Ấn Độ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov hôm 17/4 đã có cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio, tập trung vào tình hình Ukraine và các nỗ lực ngoại giao đang diễn ra tại châu Âu.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 17/4 cho biết Trung Quốc đã chủ động liên lạc để nối lại các cuộc đàm phán thương mại sau khi Washington áp mức thuế nhập khẩu lên tới 145% đối với hàng hóa từ Trung Quốc.

5 năm sau đại dịch bệnh Covid-19 và qua quá trình đàm phán kéo dài 3 năm, dự thảo hiệp ước về phòng chống và ứng phó đại dịch bệnh đã được các nhà thương thảo của 194 quốc gia thành viên Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhất trí với nhau.

Tòa án Tối cao Nga ngày 17/4 đã xóa tên Taliban khỏi danh sách các tổ chức khủng bố.

Các nhà khoa học châu Âu đang ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào hệ thống dự báo cháy rừng, với kỳ vọng nâng cao độ chính xác và cảnh báo sớm các điểm có nguy cơ cháy cao.

Phó Thủ tướng thứ nhất kiêm Bộ trưởng Kinh tế Ukraine Yulia Svyrydenko xác nhận, Ukraine và Mỹ đã ký kết biên bản ghi nhớ về thỏa thuận khoáng sản.