Bệnh viện Nhi Hà Nội sẵn sàng khám chữa bệnh

Bệnh viện Nhi Hà Nội đóng trên địa bàn phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông đã sẵn sàng phục vụ khám chữa bệnh về chuyên khoa Nhi giảm tải cho Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn và Bệnh viện Nhi Trung ương.

Đây là công trình trọng điểm của thành phố sẽ gắn biển chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10.

Bệnh viện Nhi Hà Nội đóng trên địa bàn phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông rộng trên 67.000 m2, gồm một khối nhà cao 6 tầng có 2 đơn nguyên. Đến nay, Bệnh viện đã hoàn tất các hạng mục của giai đoạn 1 đưa vào hoạt động 23 khoa, phòng. Khối chuyên môn gồm 16 khoa, trong đó có 11 khoa lâm sàng và 5 khoa cận lâm sàng.

Từ đầu tháng 10 tới, mỗi ngày, Bệnh viện sẽ đáp ứng khám chữa bệnh ngoại trú cho gần 1.000 bệnh nhân và điều trị nội trú cho 200 người.

Bệnh viện Nhi Hà Nội đóng trên địa bàn phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông có cơ sở vật chất hiện đại.
Bệnh viện Nhi Hà Nội đóng trên địa bàn phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông có cơ sở vật chất hiện đại.

Bệnh viện Nhi Hà Nội quy tụ gần 200 y, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao trong các lĩnh vực đến từ các bệnh viện lớn: Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, Trường Đại học Y Hà Nội và một số bệnh viện hạng một của thành phố, đảm bảo công tác khám, chẩn đoán, điều trị kịp thời và tư vấn chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho người bệnh.

Bệnh viện Nhi Hà Nội đi vào hoạt động sẽ giúp cho gia đình có trẻ nhỏ được chăm sóc sức khỏe tốt nhất tại các quận huyện: Hà Đông, Chương Mỹ, Thanh Oai, Hoài Đức và vùng phụ cận. Điều này cũng giảm quá tải cho các bệnh viện Trung ương và Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn.

Chị Nguyễn Thị Lan Hương (phường La Khê, quận Hà Đông) bày tỏ: "Bệnh viện Nhi Hà Nội hoàn thành là mong mỏi của người dân quận Hà Đông và vùng phụ cận. Người dân chúng tôi mong mỏi đã lâu giờ đã trở thành hiện thực trong chăm sóc sức khỏe cho các cháu nhỏ".

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sở Y tế Hà Nội vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe giữa ngành Y tế Hà Nội và Hiệp hội các Công ty Điều phối Y tế Quốc tế Nhật Bản (JIMCA) giai đoạn 2024 - 2029.

Trên thế giới đã xuất hiện các vi khuẩn kháng với hầu hết kháng sinh, còn gọi là vi khuẩn siêu kháng thuốc. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn vừa ký ban hành quyết định phê duyệt Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc trong y tế giai đoạn 2024 - 2025.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tuần qua, toàn thành phố ghi nhận 25 ca mắc sởi, tăng 9 ca so với tuần trước đó; trong đó 20 ca mắc chưa tiêm vaccine phòng sởi, 5 ca mắc chưa tiêm đầy đủ vaccine.

Ngày 18/11, Sở Y tế Đồng Nai ghi nhận trường hợp bé trai H.T.H (8 tuổi, ngụ thành phố Biên Hòa) tử vong do bệnh sởi. Đây là ca đầu tiên tử vong do bệnh này ở Đồng Nai trong năm 2024.

Trong tuần qua (từ ngày 9/11 đến 15/11), toàn thành phố ghi nhận 25 ca mắc sởi (tăng 9 ca so với tuần trước đó).

Khoảng 1/3 số ca nhiễm HIV mới ở Việt Nam là người trẻ trong độ tuổi từ 15 đến 24. Đặc biệt, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) và người chuyển giới gia tăng đáng kể.