Bệnh nhân sốt xuất huyết ở TP.HCM tăng liên tục

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM nhận định bệnh nhân sốt xuất huyết ở TP.HCM có dấu hiệu gia tăng. Trong tuần 44, TP.HCM ghi nhận 661 ca bệnh, tăng 21% so với trung bình 4 tuần trước.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, số ca bệnh sốt xuất huyết trong tuần đầu tháng 10 tăng 21% so với trung bình 4 tuần trước. Từ đầu năm đến nay, thành phố ghi nhận 10.641 ca mắc. Các quận, huyện có số ca mắc trên 100.000 dân cao bao gồm Quận 1, thành phố Thủ Đức và Quận 7.

Đáng chú ý, dịch sốt xuất huyết đang có dấu hiệu gia tăng liên tục trong 4 tuần gần đây, từ 516 ca ở tuần 41 lên 661 ca ở tuần 44. Số ca nhập viện cũng ngày càng tăng, thêm gần 100 ca trong tuần qua. Trung bình, mỗi ngày các bệnh viện TP.HCM điều trị 12 bệnh nhân nặng, phải nhờ đến các phương tiện hồi sức cấp cứu.

Để phòng bệnh sốt xuất huyết, người dân cần thực hiện 7 nguyên tắc triệt nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết và tiêm ngừa vắc xin sốt xuất huyết.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sở Y tế Hà Nội vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe giữa ngành Y tế Hà Nội và Hiệp hội các Công ty Điều phối Y tế Quốc tế Nhật Bản (JIMCA) giai đoạn 2024 - 2029.

Trên thế giới đã xuất hiện các vi khuẩn kháng với hầu hết kháng sinh, còn gọi là vi khuẩn siêu kháng thuốc. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn vừa ký ban hành quyết định phê duyệt Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc trong y tế giai đoạn 2024 - 2025.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tuần qua, toàn thành phố ghi nhận 25 ca mắc sởi, tăng 9 ca so với tuần trước đó; trong đó 20 ca mắc chưa tiêm vaccine phòng sởi, 5 ca mắc chưa tiêm đầy đủ vaccine.

Ngày 18/11, Sở Y tế Đồng Nai ghi nhận trường hợp bé trai H.T.H (8 tuổi, ngụ thành phố Biên Hòa) tử vong do bệnh sởi. Đây là ca đầu tiên tử vong do bệnh này ở Đồng Nai trong năm 2024.

Trong tuần qua (từ ngày 9/11 đến 15/11), toàn thành phố ghi nhận 25 ca mắc sởi (tăng 9 ca so với tuần trước đó).

Khoảng 1/3 số ca nhiễm HIV mới ở Việt Nam là người trẻ trong độ tuổi từ 15 đến 24. Đặc biệt, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) và người chuyển giới gia tăng đáng kể.