Bệnh nhân parkinson có thể đi lại nhờ thiết bị công nghệ

Mới đây, các nhà khoa học Thụy Sĩ vừa công bố thiết bị cấy ghép tủy sống mới, giúp điều trị cho bệnh nhân parkinson.

Sau khi anh trở thành người đầu tiên được cấy ghép tủy sống bằng thiết bị cấy ghép mới do các nhà khoa học Thụy Sĩ thiết kế, bệnh nhân mắc bệnh parkinson Marc Gauthier 63 tuổi đã có được tín hiệu tích cực.

Ông Gauthier đã nhận được một bộ phận thần kinh giả, bao gồm một trường điện cực đặt vào tủy sống. Kết hợp với một máy phát xung điện dưới da bụng, thiết bị này sẽ kích thích tủy sống kích hoạt cơ chân của ông.

“Hai năm trước, tôi được bác sĩ giải phẫu thần kinh cấy ghép một thiết bị kích thích và nó đã thay đổi cuộc đời tôi. Giờ đây tôi có thể rời khỏi nhà và chạy việc vặt. Tôi thậm chí còn đi bộ tập thể dục", ông Gauthier chia sẻ.

Tiến sĩ Gregoire Courtine - Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ cho biết: "Công nghệ này là một máy kích thích thần kinh cung cấp các xung điện chính xác đến vùng tủy sống liên quan đến việc điều khiển cơ chân và các xung được truyền đến đúng vị trí với thời gian chính xác, để tái tạo cách thức hoạt động của tủy sống. Nhờ đó, tủy sống được kích hoạt một cách tự nhiên để đi lại.”

Bộ cấy ghép được thiết kế bởi Công ty Công nghệ Onward Medical có trụ sở tại Hà Lan – là thiết bị duy nhất có khả năng tác động vào tủy sống một cách cụ thể và linh hoạt.

Nhờ phát minh này, công nghệ có thể được sử dụng rộng rãi hơn ở những bệnh nhân parkinson giai đoạn nặng. Bệnh parkinson là một bệnh thoái hóa thần kinh gây ra các triệu chứng như run, cứng khớp và khó giữ thăng bằng và phối hợp. Ước tính toàn cầu có hơn 8,5 triệu người mắc bệnh này vào năm 2019.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Một ủy ban đặc biệt của Mỹ sẽ xem xét lại quá trình rút quân đầy hỗn loạn của nước này khỏi Afghanistan vào tháng 8/2021.

Israel đang chuẩn bị tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran, ngay cả khi chính quyền Tổng thống Donald Trump đang theo đuổi một thỏa thuận ngoại giao với Tehran.

Đại sứ Ai Cập tại Nga, ông Nazih Elnaggari cho biết, Cairo đang theo dõi sát sao sự phát triển của tuyến hàng hải Bắc Cực và không coi đó là mối quan ngại đối với kênh đào Suez.

Các doanh nghiệp Nga và Malaysia hiện đang phối hợp xử lý vấn đề nhập khẩu năng lượng Nga, bao gồm cả khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), theo thông tin từ Đại sứ quán Nga tại Kuala Lumpur.

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cho biết đã thu hồi hàng nghìn thị thực và nhấn mạnh chính quyền vẫn còn nhiều việc phải làm để siết chặt chính sách thị thực và kiểm soát nhập cư.

Thủ tướng Italy Giorgia Meloni cho biết, Giáo hoàng Leo XIV đã xác nhận qua điện thoại với bà về việc sẵn sàng tổ chức vòng đàm phán tiếp theo giữa Nga và Ukraine tại Vatican.