Bầu cử Mỹ: Những yếu tố bất ngờ ở chặng nước rút
Sự thay đổi trong các nhóm cử tri ủng hộ
Cuộc chạy đua vào Nhà Trắng ở giai đoạn nước rút đang diễn ra rất quyết liệt, khi hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa bám đuổi nhau sít sao về tỷ lệ ủng hộ. Hiện hầu hết chuyên gia nhận định đây là cuộc bầu cử khó dự đoán nhất lịch sử nước Mỹ, bởi có quá nhiều ẩn số bất ngờ có thể tác động đến lá phiếu của cử tri, dù chỉ còn vài ngày nữa là đến ngày bầu cử.
Trong cuộc bầu cử năm nay, đã có những thay đổi lớn trong các nhóm cử tri mà mỗi ứng cử viên đang trông cậy để giành chiến thắng. Trong đó, ông Trump gia tăng lợi thế trong số các cử tri gốc La tinh và da màu, chủ yếu là nam giới.
“Cựu Tổng thống Obama kêu gọi chúng tôi bỏ phiếu cho bà Harris vì bà ấy hiểu nguồn gốc, truyền thống của chúng tôi và những vấn đề chúng tôi phải đối mặt. Tôi nghĩ rằng điều mà ông Obama không hiểu là hầu hết nam giới da màu không bỏ phiếu cho bà Harris vì chủng tộc của bà ấy. Họ bỏ phiếu dựa trên các chính sách. Và họ tin rằng, các chính sách của ông Trump có tiếng vang hơn với người da màu".
Anh Michael Lindell, cử tri bang Georgia, Mỹ
Phân tích các kết quả thăm dò dư luận mới nhất của Reuters/Ipsos cho thấy, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump của đảng Cộng hòa hầu như đã xóa bỏ lợi thế lâu nay của đảng Dân chủ trong số những cử tri nam gốc La tinh trước cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 5/11 tới khi ông đối đầu với ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ.
Kết quả phân tích hơn 15.000 câu trả lời trong các cuộc thăm dò của Reuters/Ipsos được thực hiện trong tháng 10 (tính đến ngày 21/10) cho thấy, ông Trump hiện chỉ kém Phó Tổng thống Harris 2 điểm trong số những cử tri nam giới gốc La tinh với tỷ lệ 44% ủng hộ ông Trump và 46% ủng hộ bà Harris. Khoảng cách này đã thu hẹp đáng kể so với mức thua tới 19 điểm của ông so với ứng cử viên Joe Biden của đảng Dân chủ vào cùng thời điểm này của kỳ bầu cử năm 2020.
Trong khi đó, lợi thế của ông Trump liên quan nhóm cử tri da trắng đã bị xóa mờ bởi sự ủng hộ ngày càng tăng của phụ nữ da trắng đối với bà Harris. Thành phần cử tri này đã ủng hộ ông Trump nhiều hơn ông Biden 12 điểm vào cuối năm 2020, nhưng hiện họ chỉ còn ủng hộ ứng cử viên đảng Cộng hòa hơn ứng cử viên Dân chủ 3 điểm.
“Bà Harris hội đủ những gì tôi luôn mong muốn ở một vị tổng thống. Bà ấy vui vẻ, thực tế và mạnh mẽ. Và bà ấy là một người phụ nữ. Bà ấy đã ở phía sau ông Biden trong bốn năm qua và bà ấy đã sẵn sàng, tiếp tục tiếp bước vì đất nước chúng ta và bà ấy sẽ làm tốt hơn cả ông Biden, người cũng đã làm rất tốt rồi”.
Cô Danielle Hoffmann, cử tri New York, Mỹ
Theo thăm dò của Reuters/Ipsos, được thực hiện gần đây, cả hai ứng cử viên đang bị rơi vào trong một cuộc chạy đua hết sức sít sao, trong đó bà Harris chỉ nhỉnh hơn ông Trump 3 điểm, với tỷ lệ 46% so với 43%.
Để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2024, bên cạnh nhóm cử tri truyền thống, hai ứng viên sẽ cần thu hút các lá phiếu trung lập.
Để thu hút cử tri trung lập, bà Kamala Harris và ông Donald Trump sẽ cần phải tạo ấn tượng mạnh với nhóm này. Việc xác định cử tri trung lập có thể rất khó khăn do tính chất đa dạng của nhóm này. Các cử tri trung lập bao gồm tất cả các nhóm xã hội không tự nhận mình là người ủng hộ mạnh mẽ của đảng Cộng hòa hoặc đảng Dân chủ, bất kể hoàn cảnh cá nhân của họ ra sao.
Cử tri trung lập có thể ít về số lượng nhưng có ảnh hưởng lớn trong bối cảnh bầu cử ở Mỹ. Theo dữ liệu của Gallup vào tháng 1/2024, khoảng 43% cử tri xác định mình là trung lập. Tuy nhiên, điều này vẫn còn gây tranh cãi giữa các học giả và chuyên gia chiến dịch, vì nhiều cử tri trung lập thừa nhận họ có xu hướng gần gũi hơn với một trong hai đảng chính. Khi được hỏi thêm, chỉ khoảng 12% cử tri tự nhận là trung lập thực sự không có khuynh hướng nào.
Dù số lượng ít ỏi, nhóm cử tri này có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong bối cảnh mà kết quả bầu cử tổng thống được xác định qua hệ thống Đại cử tri. Trong cuộc bầu cử năm 2020, sự chênh lệch ở các bang chiến trường thường nhỏ hơn 12 điểm phần trăm và các cuộc thăm dò hiện tại cho thấy bà Harris và ông Trump gần như ngang nhau ở hầu hết các bang chiến trường cho cuộc bầu cử năm 2024. Do đó, sự thay đổi trong sự ưu tiên của ngay cả những nhóm cử tri trung lập nhỏ cũng có thể quyết định kết quả của cuộc bầu cử
Do sự ảnh hưởng của các yếu tố địa phương tương tự, các cuộc trò chuyện và các mối quan tâm về chính sách thường định hình cử tri trung lập, việc dự đoán cách cử tri trung lập sẽ bỏ phiếu trên toàn quốc là khá khó khăn. Tuy nhiên, dữ liệu cấp bang có thể mang lại cái nhìn sâu sắc hơn. Cử tri trung lập ở mỗi bang có thể chịu ảnh hưởng bởi các vấn đề cụ thể của bang đó, từ kinh tế đến y tế và điều này có thể tạo ra các xu hướng bỏ phiếu khác nhau giữa các khu vực.
Thay vì nhìn vào xu hướng toàn quốc, các chiến dịch tranh cử thường tập trung vào các bang dao động, nơi mà cử tri trung lập có thể tạo ra sự khác biệt lớn nhất. Những khu vực này sẽ cho thấy rõ hơn về cách các chính sách cụ thể đang ảnh hưởng đến cử tri trung lập và quyết định của họ trong cuộc bầu cử
Cử tri trung lập sẽ không chỉ tạo ra thay đổi ở các bang dao động. Theo các cuộc thăm dò, cử tri trung lập đang ủng hộ bà Harris tại hai bang vốn là thành trì của đảng Cộng hòa, nơi ông Trump đã chiến thắng trong hai cuộc bầu cử trước, là Florida và Texas. Điều này cho thấy cử tri trung lập có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể ngay cả ở những bang mà ông Trump từng chiếm ưu thế.
Những yếu tố bất ngờ ở chặng nước rút
Cụm từ “bất ngờ tháng 10” từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong từ điển chính trị Mỹ. Cụm từ này dùng để chỉ những yếu tố bất ngờ, có thể làm thay đổi cục diện cuộc bầu cử chỉ trong vài ngày trước khi diễn ra bầu cử chính thức. Những yếu tố này có thể đến từ các sự kiện quốc tế, bê bối chính trị hoặc các thảm họa trong nước. Tại các bang chiến địa - nơi chỉ vài chục nghìn phiếu có thể quyết định kết cục - những yếu tố bất ngờ có thể tạo ra ảnh hưởng mang tính quyết định đến lá phiếu của cử tri, đòi hỏi phải có sự cẩn trọng và khéo léo trong từng bước đi của mỗi ứng cử viên.
Vào những ngày nước rút cuối cùng của cuộc bầu cử tổng thống lần thứ thứ 47, nước Mỹ bất ngờ rơi vào tình thế địa chính trị nan giải chưa từng có kể từ sau Thế chiến thứ hai đến nay.
"Chúng ta đang chứng kiến một thời điểm đặc biệt trong lịch sử ngoại giao của Mỹ, khi các thách thức không chỉ đến từ nhiều hướng mà còn có tính chất phức tạp và đan xen chưa từng thấy".
Giáo sư John Mearsheimer, Đại học Chicago, Mỹ
Washington đang phải căng mình đối phó với những vấn đề quốc tế nghiêm trọng trên ba khu vực chiến lược: châu Âu, Trung Đông và châu Á. Các đối thủ chính như Nga, Trung Quốc, Iran và Triều Tiên đang ngày càng cứng rắn, tạo ra những thách thức lớn cho Mỹ.
Trong bối cảnh cuộc bầu cử tổng thống sắp diễn ra, có thể thấy cách thức Washington đối phó với các thách thức hiện nay không chỉ tác động trực tiếp đến kết quả cuộc bầu cử tổng thống lần này mà còn tới cả tương lai chính trị nước Mỹ trong những năm tới.
Thực tế thì quan điểm và xử lý của chính quyền Biden - Harris về các vấn đề quốc tế nổi bật thời gian qua đã ít nhiều làm mất ưu thế của Phó Tổng thống Harris trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng đang rất sít sao hiện nay, nhất là trong vấn đề xung đột ở Trung Đông.
Nếu để tình hình mất kiểm soát, đây rất có thể sẽ là yếu tố mới quyết định ngăn cản bà Harris trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Mỹ.
Điều đó đòi hỏi sự linh hoạt, khôn khéo trong điều hành chính sách đối ngoại của chính quyền Mỹ trong thời gian trước mắt nhằm đảm bảo được những lợi ích chiến lược của quốc gia nói chung, lợi ích của đảng Dân chủ và cá nhân ứng cử viên Harris nói riêng.
Cuộc vận động tối 27/10 ở New York bị coi là một bê bối của ông Trump trước thềm bầu cử, khi diễn viên hài Tony Hinchcliffe, 40 tuổi, gọi Puerto Rico là "hòn đảo đầy rác rưởi trôi nổi giữa đại dương", khiến cộng đồng người Mỹ gốc Puerto Rico ở bang chiến trường Pennsylvania rất phẫn nộ.
Hinchcliffe còn đưa ra những phát biểu khiếm nhã về cộng đồng người da màu và La tinh, châm ngòi làn sóng chỉ trích và giận dữ. Sự kiện khiến đồng minh của ông Trump lo ngại gây ảnh hưởng xấu ở một số bang chiến trường quan trọng, nơi cử tri gốc Puerto Rico và gốc La tinh có thể lật ngược tình thế giữa ông Trump với bà Harris.
Ngay sau đó, trong buổi vận động tranh cử ở Pennsylvania, ông Trump đã phải lên tiếng xoa dịu sự phẫn nộ của một bộ phận cử tri.
“Tôi rất tự hào khi nhận được sự ủng hộ từ người Mỹ gốc La tinh hơn bao giờ hết. Không ai yêu cộng đồng người Mỹ gốc La tinh và cộng đồng người Puerto Rico của chúng ta hơn tôi. Không ai cả. Thật thú vị vì tôi đã làm được nhiều điều cho Puerto Rico hơn bất kỳ tổng thống nào. Tôi sẽ mang lại tương lai tốt đẹp nhất cho người dân Puerto Rico và người Mỹ gốc La tinh.”
Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump, ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hoà
Kỳ bầu cử tại Mỹ năm nay còn chứng kiến nhiều diễn biến bất ngờ khác, đặc biệt là “khúc cua” khi Tổng thống đương nhiệm Joe Biden quyết định rút khỏi đường đua và ủng hộ Phó Tổng thống Kamala Harris thay ông gánh vác trọng trách chèo lái con thuyền của đảng Dân chủ trong cuộc đua với ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa. Sự xuất hiện của bà Harris đã giúp đảng Dân chủ lấy lại sự ủng hộ của cử tri.
Chỉ dấu cho cuộc bầu cử tổng thống Mỹ
Ngoài những bang chiến địa có tính quyết định trong cuộc đua vào Nhà Trắng như Georgia, Michigan, có hai nơi tại Mỹ được coi là chỉ dấu cho cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ là Hạt Clallam ở bang Washington và Hạt Erie ở bang Pennsylvania. Lý do là bởi những nơi này đã có sự lựa chọn Tổng thống chính xác nhất qua nhiều kỳ bầu cử.
Hạt Clallam, phía tây bắc tiểu bang Washington, Mỹ được nhiều người gọi với biệt danh “chỉ dấu” cho cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Đó là bởi địa phương này đã bầu chính xác Tổng thống Mỹ kể từ thời Ronald Reagan vào năm 1980.
“Tôi không biết làm sao mà người dân ở đây có thể đoán đúng được. Có thể họ bỏ phiếu theo cách mà họ nhìn nhận”.
Bà Sandra Lytle, người dân hạt Clallam, Mỹ
Trong suốt 40 năm qua, cử tri hạt Clallam đã chọn 6 ứng viên Cộng hòa và 5 ứng viên Dân chủ cho vị trí điều hành nước Mỹ. Rất nhiều giả thuyết đã được cử tri tại đây đưa ra nhằm giải thích cho hiện tượng thú vị này.
Đối với cuộc bầu cử Tổng thống năm nay, những yếu tố được cho là ảnh hưởng đến lá phiếu của các cử tri Clallam là kinh tế, nhập cư và quyền phụ nữ. Đây cũng là những yếu tố được cử tri trên toàn nước Mỹ thường xuyên đề cập tới.
Tỉ lệ giữa hai ứng viên là bà Kamala Harris và ông Donald Trump vẫn đang rất sít sao. Liệu lần này sự lựa chọn của các cử tri hạt Clallam có còn chính xác, tiếp tục kỷ lục sau 40 năm? Hay năm 2024 sẽ là lần đầu tiên kỷ lục này bị phá vỡ? Người ta sẽ phải đợi đến sau ngày 5/11 mới có được câu trả lời.
Pennsylvania, với 19 phiếu đại cử tri, được coi là bang chiến trường quan trọng mà hai ứng viên Cựu Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris phải giành được để nắm chắc phần thắng.
Hạt Erie của bang Pennsylvania, cũng được coi là một trong những nơi có tầm quan trọng, luôn bầu chính xác cho người sẽ trở thành tổng thống kể từ năm 2008.
Thực tế là không có đảng viên Dân chủ nào giành được chức tổng thống mà không có sự đóng góp của bang Pennsylvania kể từ năm 1948, trong đó có hạt Erie.
Cả bà Kamala Harris và ông Donald Trump đều đã vận động tranh cử tại Hạt Erie gần đây, với việc Đảng Dân chủ mở ba văn phòng tại khu vực này.
Trong 10 cuộc bầu cử gần đây nhất, Pennsylvania đã “chọn chính xác” người vào Phòng Bầu dục đến 8 lần.
Với tỷ lệ ủng hộ dành cho hai ứng cử viên Tổng thống không chênh lệch nhiều trong các cuộc thăm dò dư luận, kết quả cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay khó đoán định. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng, vì hai bên bám đuổi sít sao cho nên chỉ cần những thay đổi nhỏ nhất cũng có thể tạo nên sự khác biệt, trong khi chính trường Mỹ luôn tiềm ẩn diễn biến bất ngờ, khó lường, có thể làm lệch cán cân giữa hai ứng cử viên và thay đổi cục diện cuộc đua.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vừa công bố ba đề cử cho các vị trí Bộ trưởng Giáo dục, lãnh đạo Medicare và Medicaid, và Bộ trưởng Thương mại. Những lựa chọn này thể hiện ưu tiên của ông Trump dựa trên lòng trung thành và cam kết cải tổ các cơ quan liên bang.
Tờ Washington Post hôm nay, 20/11, dẫn nguồn tin quan chức Mỹ cho biết Tổng thống Joe Biden đã chấp thuận cung cấp mìn chống bộ binh cho Ukraine sau khi Kiev cam kết không sử dụng mìn ở những khu vực đông dân cư.
Ngày 19/11, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và chính quyền Ukraine đã đạt được thỏa thuận để hỗ trợ Ukraine khoảng 1,1 tỷ USD. Tuy nhiên, Ban điều hành IMF vẫn cần phải cân nhắc về thỏa thuận này.
Giá dầu thế giới gần như không biến động trong phiên giao dịch ngày 19/11. Những dấu hiệu leo thang căng thẳng Nga - Ukraine khiến các nhà đầu tư thận trọng trước nguy cơ gián đoạn nguồn cung.
Ngày 20/11, quân đội Pakistan cho biết ít nhất 12 binh sĩ đã thiệt mạng do vụ tấn công liều chết nhằm vào đồn kiểm soát quân sự tại tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, Tây Bắc nước này.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử tỷ phú Howard Lutnick, Giám đốc điều hành Công ty dịch vụ tài chính Cantor Fitzgerald làm Bộ trưởng Thương mại trong chính quyền sắp tới của mình. Việc bổ nhiệm ông Lutnick cần được Thượng viện Mỹ phê chuẩn.
0