Bầu cử Mỹ: Gần 12 triệu cử tri đi bỏ phiếu sớm

Hai ứng viên của đảng Dân chủ và Cộng hòa Mỹ đang nỗ lực vận động tranh cử tại các bang chiến trường khi một số bang đã bắt đầu bỏ phiếu sớm trong cuộc bầu cử Tổng thống dự kiến diễn ra vào ngày 5/11 tới.

Theo số liệu của New York Times, tính đến cuối ngày 19/10 theo giờ địa phương, gần 12 triệu cử tri ở Mỹ đã đi bỏ phiếu sớm trong cuộc bầu cử Tổng thống 2024. Họ bỏ phiếu trực tiếp tại các điểm bầu cử hoặc bỏ phiếu qua thư điện tử. Trong đó, bang California và Georgia – mỗi bang có hơn 1,2 triệu cử tri đi bầu, bang Florida có hơn 1,1 triệu cử tri đã bỏ phiếu.

Theo Hiến pháp, công dân Mỹ từ đủ 18 tuổi trở lên đều có thể tham gia bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử. Sức mạnh của việc bỏ phiếu sớm được đánh giá sẽ rất quan trọng đối với chiến dịch tranh cử của cả cựu Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris năm nay.

Theo một nghiên cứu của Phòng thí nghiệm Khoa học và Dữ liệu Bầu cử, vào năm 2020, khoảng 60% cử tri đảng Dân chủ và 32% cử tri đảng Cộng hòa đã bỏ phiếu qua thư. Năm 2020, số lượng cử tri đi bỏ phiếu tăng vọt và được coi là yếu tố quan trọng giúp Tổng thống Joe Biden đắc cử.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sự khó đoán và phong cách lãnh đạo đầy kịch tính của Tổng thống Mỹ Donald Trump không chỉ là ngẫu nhiên mà dường như là một chiến lược có chủ đích. Tuy nhiên, điều từng mang lại lợi thế cho ông trong kinh doanh lại có thể trở thành rủi ro khi điều hành một quốc gia và định hình chính sách toàn cầu.

Mỹ đang điều chỉnh chính sách với Ukraine, bao gồm tạm dừng viện trợ quân sự và ngừng chia sẻ tình báo, gây ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột. Cùng với đó, Washington cũng mở ra khả năng đàm phán với Nga, trong khi châu Âu ngày càng có những phản ứng cứng rắn.

Mỹ đang tiến hành các cuộc đàm phán trực tiếp với Phong trào kháng chiến hồi giáo Hamas về vấn đề con tin và lệnh ngừng bắn tại Gaza, các quan chức Israel và Nhà Trắng xác nhận thông tin vào ngày 5/3. Đây là động thái chưa từng có, phá vỡ nguyên tắc ngoại giao lâu nay của Mỹ là không đàm phán với các nhóm bị coi là tổ chức khủng bố.

Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) sẽ nhóm họp tại Brussels, Bỉ để bàn về việc tiếp tục hỗ trợ cho Ukraine cũng như vấn đề củng cố năng lực quốc phòng của khối.

Không quân Hàn Quốc đã thừa nhận sai lầm khi một máy bay chiến đấu vô tình thả 8 quả bom xuống một ngôi làng, khiến nhiều người bị thương.

Canada đã nộp đơn khiếu nại về mức thuế quan mà Mỹ áp dụng đối với hàng hóa có nguồn gốc từ Canada, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho biết.