Bầu cử Mỹ: Cuộc chạy đua nước rút trước giờ bỏ phiếu
Một ngày trước thềm cuộc bỏ phiếu, Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump đều đến Pennsylvania, một trong 7 bang chiến trường có khả năng quyết định kết quả bầu cử. Ứng viên thắng ở bang này sẽ nhận được 19 phiếu đại cử tri trong tổng số 270 phiếu cần thiết để giành chiến thắng. Ông Trump cũng đã đến North Carolina.
Tại cuộc vận động ở Reading, Pennsylvania, ông Trump đã kêu gọi cử tri đi bỏ phiếu vào ngày 5/11. Trong khi đó, phát biểu ở Scranton, bang Pennsylvania, bà Harris kêu gọi sự đoàn kết, ám chỉ đến “sự chỉ trích và chia rẽ lẫn nhau” khiến người dân cảm thấy cô đơn từ ông Trump.
Tại thành phố Allentown ở cùng bang, bà Harris dự đoán chiến thắng và cam kết sẽ trở thành tổng thống của tất cả người dân Mỹ.


Người dân tại nhiều thành phố trên thế giới như Mỹ, Anh, Đức, Bồ Đào Nha... ngày 5/4 đã tham gia phong trào biểu tình có tên "Hands Off" nhằm phản đối các chính sách mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Một tuần sau trận động đất 7,7 độ richter hôm 28/3, nhiều thành phố của Myanmar vẫn trong khung cảnh đổ nát, tang thương. Hậu quả của cơn đại địa chấn đang khiến đất nước này lâm vào khủng hoảng nhân đạo chưa từng có trong lịch sử.
Bộ Quốc phòng Nga thông báo, các đơn vị tác chiến của nước này đã gây thêm tổn thất về nhân lực và trang thiết bị cho quân đội Ukraine tại các mặt trận như Kursk, Belgorod, Donetsk.
Nga cáo buộc trong ngày 5/4 Ukraine đã tiến hành 6 cuộc tấn công vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của nước này, trong khi Ukraine cho biết giao tranh vẫn đang diễn ra ở khu vực Kursk.
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Mỹ, Trung Quốc đã tăng cường tìm kiếm nguồn cung đậu tương từ các thị trường khác để thay thế, trong đó có Brazil.
Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake hôm 5/4 đã chủ trì lễ đón Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Quảng trường Độc lập ở thủ đô Colombo theo nghi thức trang trọng nhất với 21 loạt đại bác.
0