Bất động sản có dấu hiệu bong bóng, cần kiểm soát chặt chẽ

Bất động sản tăng giá mạnh trong bối cảnh nền kinh tế chưa thực sự thoát khỏi khó khăn, thu nhập của người dân chưa ổn định là dấu hiệu của hiện tượng “bong bóng”, gây mất ổn định thị trường.

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh nền kinh tế vẫn chưa thực sự thoát khỏi khó khăn, mới cho thấy có dấu hiệu hồi phục, thu nhập việc làm của người dân chưa thực sự ổn định trở lại mà giá lại tăng mạnh là bất thường, hiện tượng “bong bóng”.

Theo TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam: “Mức giá tăng nóng trong thời gian ngắn không có cơ sở để nhận định là dấu hiệu tốt, mà chúng đã tác động, tạo ra những thông tin nhiễu loạn từ những nhóm đầu cơ đẩy giá, thổi giá, nhằm trục lợi. Do đó, các khách hàng mua và nhà đầu tư cần tỉnh táo lựa chọn các sản phẩm phù hợp với khả năng tài chính và pháp lý đảm bảo, tuyệt đối không lao theo các cơn sốt, phong trào đám đông”.

Bất động sản có dấu hiệu bong bóng, cần kiểm soát chặt chẽ.

Nghị định số 96/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản 2023 đã dành một chương đề cập tới việc điều tiết thị trường bất động sản khi chỉ số giá giao dịch bất động sản có sự biến động tăng hoặc giảm trên 20% trong ba tháng; hoặc thị trường bất động sản có các biến động khác ảnh hưởng đến ổn định kinh tế - xã hội.

Trong đó, Nghị định đưa ra các biện pháp và vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý như Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính trong việc điều tiết.

Nghị định số 96/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản 2023.

Nhìn sang Trung Quốc, có thể thấy nhiều chính sách nhằm ổn định thị trường bất động sản đã được chính phủ vào cuộc quyết liệt. Hơn 60 thành phố đã công bố các chính sách hỗ trợ để giải quyết tình trạng tồn dư nhà, gồm có Thượng Hải, Thâm Quyến, Quảng Châu, Nam Kinh.

Ví dụ tại thành phố Trịnh Châu, một số doanh nghiệp nhà nước đã có kế hoạch mua những ngôi nhà được xây dựng trong khoảng 20 năm trở lại đây để chuyển thành nhà ở cho thuê giá rẻ. Mục tiêu của thành phố này là hoàn tất 10.000 thỏa thuận thông qua cách thức này và các cách tiếp cận khác trong năm nay. Phát triển nhà giá rẻ chính là giải pháp hữu hiệu để hạn chế tình trạng đầu cơ, ngăn chặn bong bóng bất động sản.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhiều vướng mắc đang khiến mục tiêu phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030 đạt tỷ lệ rất thấp. Doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong quá trình triển khai dự án, dù đây là phân khúc được nhà nước khuyến khích đầu tư.

Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Nghị quyết về Danh mục khu đất dự kiến thực hiện thí điểm dự án nhà ở thương mại, thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố.

Quốc hội sáng 20/5 đã nghe tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.

Nhiều ngôi nhà đang nằm "vô duyên" giữa đường là thực trạng đáng báo động hiện nay tại Hà Nội, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông và làm xấu đi cảnh quan đô thị.

Dự án nhà ở xã hội tại ô đất N01 Hạ Đình, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì hiện đang trong giai đoạn thi công tầng hầm và dự kiến sẽ hoàn thành trong tháng 7, đủ điều kiện mở bán.

Thành phố Hà Nội đã có chủ trương chuyển đổi công năng hai khu nhà chưa sử dụng là Ký túc xá sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp và Khu nhà tái định cư Đền Lừ 3 thành nhà ở xã hội.