Bảo vệ sức khoẻ những ngày không khí ô nhiễm
Hà Nội những ngày này bị bao phủ bởi một lớp mờ ảo không phân biệt được sương mù hay bụi bẩn. Đeo khẩu trang tập thể dục là hình ảnh dễ dàng bắt gặp tại các khu vực công cộng vào buổi sáng sớm, đặc biệt là những người lớn tuổi.
Bà Trần Thị Ánh Tuyết (quận Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: "Ngày hôm nay khó thở hơn, nặng hơn. Cô gần 70 tuổi rồi, cô phải đeo khẩu trang để đảm bảo sức khỏe".
Bà Nguyễn Thị Tư (quận Hai Bà Trưng) cho biết: "Đi bộ đeo khẩu trang khó chịu vì không khí không thoát ra ngoài, nhưng vẫn đeo để đảm bảo sức khỏe".
Với những người dân sống ngay sát đường giao thông, mặc dù họ đã tìm đủ mọi cách để không khí xung quanh nhà đỡ ô nhiễm và bụi bẩn nhưng vẫn không cải thiện được bao nhiêu.
Chị Lê Thị Thu (quận Hà Đông, Hà Nội) cho hay: "Cứ buổi sáng buổi chiều xe ô tô, người đi lại đông, đường bé, người nhiều. Bán hàng toàn đóng cửa đấy chứ, mở cửa một lúc thì bụi lắm, đóng cửa rồi nhưng bụi nhỏ vào nhiều lắm, một ngày phải lau, chùi, phủi 2 - 3 lần".
Với những ngôi trường mầm non, nơi có nhiều trẻ nhỏ, việc trang bị máy lọc không khí cho từng lớp học là giải pháp được ưu tiên đầu tư. Bà Nguyễn Thị Thu Trang – Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Bristish Columbia, cho biết: "Ban giám hiệu nhà trường luôn luôn kiểm tra qua ứng dụng dự báo về ô nhiễm không khí đưa ra hướng dẫn cho thầy cô di chuyển hoạt động của các con. Nếu ô nhiễm cao, cho các con vui chơi trong nhà, máy lọc không khí bật 24/24 đảm bảo không khí trong lành".
Ô nhiễm không khí đã duy trì nhiều ngày gần đây ở Hà Nội. Để tự bảo vệ bản thân, người dân Thủ đô tìm mọi cách để chống chọi với ô nhiễm không khí, với bụi bẩn. Các chuyên gia cho rằng Hà Nội cũng đã có biện pháp để nâng cao chất lượng không khí và bước đầu cũng đạt được những hiệu quả tích cực. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều thách thức đang được đặt ra.
Bà Nguyễn Thị Kim Tuyến – Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, cho rằng: "Do đặc thù xây dựng mình không thể kiểm soát được, mọi nơi mọi chỗ diễn ra hoạt động xây dựng lớn, đập phá, bụi từ cao xuống, từ dưới lên, khối lượng xe máy lớn, kiểm soát bụi rất khó khăn".
Theo dự báo, trong những ngày tới, thời tiết chưa có sự biến đổi, tình trạng ô nhiễm không khí vẫn duy trì. Vì vậy, người dân nên có sự chuẩn bị để bảo vệ sức khỏe, như là đeo khẩu trang chống bụi khi di chuyển ở ngoài trời, thường xuyên vệ sinh mũi họng, hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào trong những thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng. Nếu phải tham gia giao thông, nên tăng cường sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, hạn chế sử dụng xe máy, xe đạp để giảm tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm.
Sở Y tế Hà Nội vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe giữa ngành Y tế Hà Nội và Hiệp hội các Công ty Điều phối Y tế Quốc tế Nhật Bản (JIMCA) giai đoạn 2024 - 2029.
Trên thế giới đã xuất hiện các vi khuẩn kháng với hầu hết kháng sinh, còn gọi là vi khuẩn siêu kháng thuốc. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn vừa ký ban hành quyết định phê duyệt Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc trong y tế giai đoạn 2024 - 2025.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tuần qua, toàn thành phố ghi nhận 25 ca mắc sởi, tăng 9 ca so với tuần trước đó; trong đó 20 ca mắc chưa tiêm vaccine phòng sởi, 5 ca mắc chưa tiêm đầy đủ vaccine.
Ngày 18/11, Sở Y tế Đồng Nai ghi nhận trường hợp bé trai H.T.H (8 tuổi, ngụ thành phố Biên Hòa) tử vong do bệnh sởi. Đây là ca đầu tiên tử vong do bệnh này ở Đồng Nai trong năm 2024.
Trong tuần qua (từ ngày 9/11 đến 15/11), toàn thành phố ghi nhận 25 ca mắc sởi (tăng 9 ca so với tuần trước đó).
Khoảng 1/3 số ca nhiễm HIV mới ở Việt Nam là người trẻ trong độ tuổi từ 15 đến 24. Đặc biệt, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) và người chuyển giới gia tăng đáng kể.
0