Bảo tàng Hà Nội gắn tham quan với giáo dục trải nghiệm

Bảo tàng Hà Nội chủ động, sáng tạo thúc đẩy các hoạt động giáo dục cộng đồng, đưa nhiều di sản văn hoá đến gần hơn với công chúng.

Từ khoá “Dành cho cả gia đình” chính là một trong những yếu tố làm nên thành công của những hoạt động giáo dục di sản tại Bảo tàng Hà Nội gần đây.

Khoảng 10 nghìn người đã đến tham quan, trải nghiệm tại Bảo tàng Hà Nội trong đợt nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay.

Cờ mặt trời tại Bảo tàng Hà Nội.

Trên nền tảng và lợi thế riêng của bảo tàng là hệ thống tài liệu, hiện vật phong phú, kết hợp với những tổ chức, cá nhân yêu di sản và giàu sức sáng tạo, Bảo tàng Hà Nội đã trở thành điểm đến của nhiều gia đình, trường học.

Đạo diễn Ninh Quang Trường – tác giả "Cờ Mặt Trời", chia sẻ: "Thời gian này dự án của chúng tôi là "Cờ Mặt Trời" đang phối hợp với Bảo tàng Hà Nội đưa đến cho công chúng những trải nghiệm mới.

Chúng tôi có một trưng bày liên hoàn đó là trưng bày về trống đồng Đông Sơn và quân cờ của chúng tôi là hình trống đồng theo mô hình thu nhỏ. Mọi người đến đây thì vừa được học kiến thức vừa được xem bảo vật quốc gia, vừa tham gia hoạt động và do đó có thể kết nối với nhau".

Bảo tàng Hà Nội đã trở thành điểm đến của nhiều gia đình, trường học.

Trong năm 2023 và 6 tháng của năm 2024, Bảo tàng Hà Nội đã đón khoảng 19.000 lượt khách tham gia các hoạt động giáo dục trải nghiệm.

Ông Đặng Minh Vệ - Phó Giám đốc Bảo tàng Hà Nội, cho hay: "Giới trẻ, học sinh, sinh viên ở trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh, thành phố phía Bắc là đối tượng chúng tôi hướng đến trong công tác giáo dục. Với thế mạnh có những hiện vật gốc, chúng tôi giáo dục trực quan dựa trên những hiện vật bảo tàng".

Xu hướng giáo dục ở các bảo tàng hiện nay ngày càng được chú trọng, mang đến nhiều trải nghiệm ý nghĩa cho khách tham quan.

Theo Tổ chức Bảo tàng thế giới, xu hướng giáo dục ở các bảo tàng hiện nay ngày càng được chú trọng, mang đến nhiều trải nghiệm ý nghĩa cho khách tham quan.

Hoạt động giáo dục không chỉ đưa di sản văn hóa đến gần hơn với công chúng, mà còn góp phần đưa Bảo tàng Hà Nội thành điểm đến lý thú và bổ ích của du khách.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị các địa phương giữ nguyên tên gọi các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di tích quốc gia, cấp tỉnh/thành phố, khu du lịch quốc gia sau sáp nhập.

Vào tối 12-13/4, khán giả Thủ đô có cơ hội hoà mình vào không gian văn hoá, nghệ thuật Tây Nguyên với chương trình âm nhạc "Tiếng gọi Cao nguyên" và vở ca kịch "Khát vọng Dam Săn"

Sự kiện “Gặp gỡ, giao lưu truyền thông Việt Nam - Trung Quốc” có ý nghĩa hữu nghị đặc biệt, nhân dịp này ra mắt bộ phim tài liệu "Con đường phát triển" về lịch sử quan hệ Việt Nam - Trung Quốc.

Nhiều di tích, ngôi đình nằm sâu trong những ngõ nhỏ, đã dần phôi pha, mờ nhạt nhưng chính nghệ thuật đã giúp những di tích này tìm lại hơi thở của mình, kể lại những câu chuyện huyền thoại một cách sinh động.

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 17 đến 20/4/2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đề nghị giữ nguyên đượctên gọi các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia, di tích cấp tỉnh/thành phố đã được công nhận.