Báo động lượng CO2 từ năng lượng hóa thạch tăng kỷ lục
Trong đó, khí thải từ năng lượng hóa thạch vẫn chiếm phần lớn trong tổng lượng phát thải là 36,8 tỷ tấn, tăng 1,1% so với năm ngoái. Lượng CO2 còn lại có nguồn gốc từ các hoạt động sử dụng đất của con người như sản xuất nông nghiệp, phá rừng, hoặc hiện tượng tự nhiên như cháy rừng.
Một số quốc gia gây ô nhiễm lớn đã đạt mức phát thải CO2 giảm trong năm nay - bao gồm mức giảm 3% ở Mỹ và mức giảm 7,4% trên toàn Liên minh Châu Âu (EU). Thế nhưng một số quốc gia dự kiến sẽ chứng kiến lượng CO2 từ nhiên liệu hóa thạch tăng, do nhu cầu sử dụng than đá, dầu và khí đốt gia tăng trong quá trình phục hồi sau thời gian đại dịch Covid- 19. Trong đó, lượng khí thải CO2 tăng hơn 8% ở Ấn Độ, khiến nước này hiện vượt qua EU để trở thành khu vực phát thải nhiên liệu hóa thạch lớn thứ ba thế giới. Ở các quốc gia này, nhu cầu năng lượng ngày càng tăng đang vượt xa việc triển khai đáng kể năng lượng tái tạo.

Ngoài ra, khí thải từ ngành hàng không cũng tăng 28% trong năm nay khi ngành này đang dần phục hồi từ mức thấp nhất trong thời kỳ đại dịch.
Mặc dù thảm thực vật và các đại dương trên thế giới tiếp tục hấp thụ khoảng 50% trong tổng lượng khí thải CO2 của năm 2023, nhưng phần còn lại tích tụ trong bầu khí quyển và đang khiến Trái đất ngày càng nóng lên. Các chuyên gia nhận định có khả năng sự ấm lên toàn cầu sẽ vượt quá ngưỡng 1,5 độ C trong thỏa thuận Paris vào năm 2030, có nghĩa là chỉ trong 7 năm tới.
Cho đến nay, việc đốt nhiên liệu hóa thạch để lấy năng lượng là nguyên nhân lớn nhất gây ra biến đổi khí hậu. Nhiên liệu hóa thạch là một phần không thể thiếu của cuộc sống hiện đại - ngay cả với sự phát triển của năng lượng tái tạo, nhiên liệu hóa thạch vẫn tạo ra khoảng 80% năng lượng của thế giới.
Chính vì vậy, đàm phán loại bỏ nhiên liệu hóa thạch là một trong những nội dung gây tranh cãi nhất trong chương trình nghị sự tại Hội nghị Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 28 (COP 28) diễn ra tại Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).


Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 2/4 giờ địa phương, đã công bố các biện pháp thuế quan đối ứng với các đối tác thương mại; ông Trump cũng đã ban bố tình trạng khẩn cấp kinh tế quốc gia vào cùng ngày.
Thỏa thuận đất hiếm giữa Mỹ và Ukraine vốn được lên kế hoạch ký kết vào cuối tháng 2 nhưng đã đổ bể sau cuộc tranh cãi gay gắt giữa Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và người đồng cấp Mỹ Donald Trump. Hơn một tháng trôi qua, tương lai thỏa thuận tiếp tục mờ mịt khi cả hai bên đều cáo buộc gây khó dễ cho nhau.
Sự thay đổi liên tục về chính sách thuế quan của ông Trump khiến thị trường toàn cầu lo ngại, các nhà đầu tư đang đau đầu tính toán xem liệu Tổng thống Mỹ có ý định áp dụng thuế quan vĩnh viễn hay chỉ coi đó là công cụ để thương lượng.
Tại Myanmar, giữa đống đổ nát, đói khát và tuyệt vọng, vẫn có những câu chuyện về lòng trắc ẩn, sự kiên cường và những phép màu mong manh nhen nhóm hy vọng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump từng nhiều lần bày tỏ ý định mua lại Greenland từ Đan Mạch, thậm chí tuyên bố không loại trừ khả năng dùng biện pháp quân sự để kiểm soát hòn đảo này.
Trận động đất lên tới 7,9 độ richter xảy ra chiều 28/3 đã gây thiệt hại kinh hoàng cho Myanmar và ảnh hưởng nghiêm trọng đến một số quốc gia láng giềng. Số người thiệt mạng đã lên tới gần 1700 và vẫn còn tăng. Tổn thất kinh tế chưa thể đo đếm được.
0