Báo động buôn lậu vũ khí từ Ukraine vào châu Âu

Một lượng lớn vũ khí do phương Tây cung cấp cho Ukraine có thể tràn vào các chợ đen ở châu Âu sau khi xung đột với Nga kết thúc, gây ra làn sóng tội phạm và bất ổn an ninh khu vực.

Cảnh báo trên được Tổ chức theo dõi các tác động của chiến tranh, Eurasia Observatory đưa ra hôm 18/5.

Theo báo cáo, kho vũ khí, bao gồm cả vũ khí hạng nặng, đang được tích trữ khắp Ukraine. Khi chiến sự kết thúc và lệnh thiết quân luật được dỡ bỏ, các nhóm tội phạm có tổ chức có thể lợi dụng tình hình để mở rộng hoạt động.

Viện Kiel (Đức) cho biết, đến tháng 2/2025, Ukraine đã nhận hơn 363 tỷ USD viện trợ từ Tổ chức Hiệp ước Bắc đại Tây Dương (NATO). Trong bối cảnh kiểm soát biên giới lỏng lẻo và giám sát yếu kém, nhiều loại vũ khí như súng trường, lựu đạn và tên lửa có nguy cơ bị buôn lậu ra khỏi Ukraine.

Trước đó, cảnh sát châu Âu (Europol) từng cảnh báo về việc vũ khí bị tuồn vào Liên minh châu Âu (EU) từ Ukraine, trong khi Phần Lan, Thụy Điển, Đan Mạch và Tây Ban Nha đã xác nhận sự xuất hiện của những vũ khí này tại địa phương.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Quân đội Israel ngày 18/5 thông báo đã bắt đầu “chiến dịch trên bộ quy mô lớn” tại cả miền Bắc và miền Nam Dải Gaza, trong bối cảnh chiến dịch quân sự mới tại khu vực này đang được đẩy mạnh.

Quân đội Nga ngày 18/5 đã tiến hành tấn công quy lớn bằng máy bay không người lái (UAV), được phóng đi từ vùng Krasnodar, Belgorod, vùng Kursk của Nga và bán đảo Crimea vào Ukraine.

Chính quyền lâm thời Syria vừa ra “tối hậu thư” cho mọi nhóm vũ trang còn hoạt động độc lập, trong vòng 10 ngày, hoặc sáp nhập vào quân đội quốc gia hoặc đối mặt các biện pháp cưỡng chế.

Washington bắt đầu nới lỏng các biện pháp trừng phạt trong lĩnh vực quốc phòng và phê duyệt một thương vụ vũ khí lớn cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Quân đội Nga hôm nay 18/5 đã tiến hành tấn công quy lớn bằng máy bay không người lái (UAV) vào Ukraine.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vừa thông báo sẽ cắt giảm 10% lực lượng lao động trong những năm tới, nhằm “tái cơ cấu” tổ chức để đảm bảo hoạt động hiệu quả hơn trong bối cảnh kinh tế toàn cầu nhiều biến động.