Báo động biến đổi khí hậu toàn cầu| Nhìn ra thế giới| 16/10/2023
Các quốc gia trên khắp châu Âu đã trải qua tháng 9 nóng kỷ lục với thời tiết ấm áp hơn mức bình thường và dự báo nhiệt độ cao sẽ tiếp diễn trong tháng 10. Người dân thủ đô London, Anh, đang trải qua một mùa thu nóng như mùa hè, khi nhiệt độ cao hơn 10 độ C so với mức thông thường. Nhiệt độ trong tuần đầu tháng 10 tại London ở mức 25-26 độ C, trong khi vào thời điểm này trong năm, nhiệt độ thường chỉ ở mức 15 độ C. Nằm trên rìa vòm nhiệt ở Tây Âu, London đang phải hứng chịu nhiệt độ cao hơn mức trung bình từ 9-10 độ C, làm dấy lên lo ngại về biến đổi khí hậu. Anh đã ghi nhận mức nhiệt độ cao nhất trong tháng 10 kể từ năm 2019 vào ngày 08/10 vừa qua. Các chuyên gia thời tiết cảnh báo, El Nino cũng có thể khiến nhiệt độ giảm mạnh và tuyết rơi dày đặc ở Anh vào tháng 12.
NẮNG NÓNG KÉO DÀI BẤT THƯỜNG Ở NHẬT BẢN
Sau mùa hè nắng nóng kỷ lục, Nhật Bản tiếp tục ghi nhận những ngày mùa thu nóng bất thường. Nhật Bản đã trải qua đợt nắng nóng kỷ lục trong mùa hè năm nay với nhiều ngày ghi nhận nhiệt độ 38⁰C, thậm chí lên tới 40⁰C ở hai thành phố vào đầu tháng 8. Mức nhiệt mùa hè ở Nhật Bản năm nay cao nhất kể từ năm 1898, theo dữ liệu thu thập từ 15 địa điểm trên khắp đất nước trong khoảng thời gian tháng 6 đến tháng 8. Thời tiết đã bớt khắc nghiệt kể từ đầu tháng 9 nhưng không đáng kể. Theo trung tâm khí tượng Tokyo, đợt nắng nóng kỷ lục tại Nhật Bản năm nay là hậu quả của sự kết hợp giữa El Nino và hiện tượng nóng lên toàn cầu. Thời tiết nắng nóng bất thường sẽ tiếp tục kéo dài cho tới khi sang tháng 10. Trung tâm Khí tượng Tokyo dự báo mùa đông năm nay có lượng tuyết rơi ít hơn bình thường, gây ảnh hưởng không nhỏ tới các hoạt động du lịch tại đất nước này. Cơ quan Khí tượng Nhật Bản dự đoán từ tháng 9 này đến tháng 11 tới ở Nhật Bản nhiệt độ cao có thể sẽ tiếp tục kéo dài.
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU GÂY NẮNG NÓNG BẤT THƯỜNG Ở NAM MỸ
Tình trạng ấm lên toàn cầu là nguyên nhân chính gây ra đợt nắng nóng dữ dội thiêu đốt Nam Mỹ trong những tháng gần đây. Mặc dù hiện nay đang là thời điểm cuối mùa Đông và đầu mùa Xuân ở khu vực Nam bán cầu, tuy nhiên các số liệu do cơ quan khí tượng thế giới công bố cho thấy, nền nhiệt tại khu vực Nam Mỹ đã tăng thêm 4,3 độ, lên tới 40 độ C ở phần lớn các nước Brazil, Paraguay, Bolivia và Argentina. Nắng nóng bất thường cũng đã khiến nhiều trường hợp tử vong trong khu vực. Trong khi đó, Tổng cục Khí tượng Chile cho biết nước này sẽ phải đối mặt với nhiệt độ cao hơn mức trung bình trong thời gian tới do hiện tượng thời tiết El Nino và tình trạng biến đổi khí hậu. Nhiệt độ cao nhất ở Chile tập trung ở khu vực thủ đô và miền Nam trong bối cảnh nước này đã phải hứng chịu hạn hán trong hơn một thập kỷ, với những vụ cháy rừng tàn phá đất nước vào mùa hè năm ngoái. Nghiên cứu khẳng định, hiện tượng El Nino năm nay đã góp phần đẩy nhiệt độ lên cao hơn, nhưng đó chỉ là một yếu tố nhỏ so với biến đổi khí hậu. Các chuyên gia cảnh báo nếu hiện tượng ấm lên toàn cầu vượt hơn 2 độ C so với mức trung bình thời kỳ tiền công nghiệp, các đợt sóng nhiệt tương tự trong khu vực được dự đoán sẽ xảy ra mỗi 5-6 năm/lần.
THIẾU NƯỚC DO HẠN HÁN TẠI BOLIVIA
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến các dòng sông băng ở dãy Andez ở Bolivia, nơi cung cấp nước ngọt cho các vùng đất ngập nước, suối và đập xung quanh. Người dân El Alto chỉ có thể tiếp cận nguồn nước vào một số thời điểm nhất định.
Mặc dù các nhà chức trách Bolivia tự tin rằng trữ lượng nước sẽ có đủ cho đến tháng 12, khi mùa mưa đến, nhưng thời điểm hiện tại, đất đai ở phía Tây Bolivia từng rất màu mỡ nay đã trở thành đất cát, đe dọa đến sinh kế của nhiều người dân tại El Alto vốn chủ yếu theo nghề chăn nuôi gia súc và trồng rau. Hàng trăm nghìn gia đình, diện tích đất trồng trọt và chăn nuôi gia súc rộng lớn đã bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu nước.
Bolivia đã trải qua những tháng có nhiệt độ khắc nghiệt nhất vào tháng 8 và tháng 9, thời điểm thông thường là những tháng có nhiêt độ mát mẻ ở nước này. Các nhà khoa học cảnh báo, tình hình có thể trở nên nghiêm trọng với hình thái thời tiết El Nino sẽ xuất hiện vào tháng 12, có khả năng làm thay đổi dự báo thời tiết và tăng nhiệt độ.
Các nhà khoa học cho biết, El Nino có thể gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan từ cháy rừng đến bão lũ và hạn hán ở một số khu vực và lượng mưa tăng cao ở những khu vực khác.
Dưới tác động của biến đổi khí hậu, nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang trải qua những hình thái thời tiết bất thường, gây nhiều thiệt hại và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Theo cảnh báo của các nhà khoa học, nếu không có giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, hệ quả của những đợt nắng nóng sẽ còn tiếp tục tăng trong những năm tới. Các nhà khoa học cũng đánh giá, thời tiết khắc nghiệt gia tăng là sự tái khẳng định tính cấp thiết của việc cắt giảm khí thải nhà kính trên quy mô toàn cầu.
- Các nước trước thách thức du lịch quá tải| Nhìn ra thế giới| 11/10/2023
- Thương mại điện tử - cơ hội và thách thức| Nhìn ra thế giới| 12/10/2023
- Hậu quả khôn lường của xung đột Israel - Hamas| Nhìn ra thế giới| 13/10/2023
- Triển vọng kinh tế vũ trụ| Nhìn ra thế giới| 24/10/2023
- Nhiều loài thực vật sẽ tuyệt chủng do El Nino| Nhìn ra Thế giới| 15/10/2023


Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tiếp tục đối mặt với nhiều bất ổn, Trung Quốc bước vào năm 2025 với tâm thế chủ động, tự tin và định hướng rõ ràng. Những thành tựu sơ bộ trong quý I phần nào cho thấy nền kinh tế nước này vẫn duy trì đà tăng trưởng ổn định, cơ cấu chuyển dịch tích cực, đổi mới công nghệ diễn ra mạnh mẽ - phản ánh rõ nét mô hình phát triển mang “đặc sắc Trung Quốc”.
Mỹ đang đối mặt với một đợt bùng phát dịch sởi nghiêm trọng, với số ca nhiễm tăng vọt cùng một số trường hợp tử vong, gây lo ngại sâu sắc trong cộng đồng y tế cũng như công chúng. Các quan chức y tế công cộng đang tích cực truyền thông nhằm khuyến khích phụ huynh đưa trẻ đi tiêm phòng, đồng thời bác bỏ những thông tin sai lệch về vaccine.
Theo giới quan sát, việc ông Trump tạm dừng kế hoạch áp thuế đối ứng đánh dấu sự khởi đầu cho khả năng chính quyền Mỹ sẽ từ bỏ lập trường thương mại cứng rắn, nhưng vẫn để lại sự không chắc chắn đối với sự ổn định của kinh tế toàn cầu trong dài hạn.
Những động thái “ăn miếng trả miếng” về thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc đang đẩy hai siêu cường này vào một cuộc chiến thương mại bế tắc, được dự báo sẽ gây tổn hại nghiêm trọng với cả hai bên và tác động không nhỏ đối với kinh tế toàn cầu.
Vào lúc 0h01 ngày 9/4, theo giờ miền Đông (tức 11h01 ngày 10/4, theo giờ Việt nam), Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ đã chính thức triển khai kế hoạch thu thuế nhập khẩu theo sắc lệnh thuế đối ứng áp dụng với 86 quốc gia. Liệu ông Trump sẽ đi xa đến đâu trong cuộc chiến thuế quan và thế giới sẽ phải làm gì để hạn chế những tác động từ chính sách thương mại căng thẳng của Mỹ?
Tổng chi phí của chiến dịch quân sự của quân đội Mỹ nhằm tấn công lực lượng Houthi ở Yemen đã tăng lên gần 1 tỉ USD trong chưa đầy 3 tuần, trong khi phạm vi hiệu quả lại không lớn để có thể ảnh hưởng năng lực quân sự của đối phương.
0