Báo cáo thường niên Kinh tế và Thương mại 2024

Trường Đại học Thương mại đã công bố Báo cáo thường niên Kinh tế và Thương mại Việt Nam 2024 với chủ đề “Công nghệ AI trong kỷ nguyên số” và đưa ra 3 kịch bản dự báo triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2025.

Báo cáo là ấn phẩm khoa học uy tín, được Trường Đại học Thương mại xuất bản thường niên 7 năm nay. Báo cáo đưa ra bức tranh toàn cảnh về các vấn đề kinh tế, thương mại nổi bật trong năm 2024 của Việt Nam và thế giới; tập trung phân tích những xu hướng lớn, đồng thời đưa ra những dự báo, đề xuất chính sách để phát triển kinh tế, thương mại Việt Nam bền vững trong thời gian tới.

Theo đó, năm 2024, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động, căng thẳng thương mại toàn cầu, tăng trưởng của nhiều quốc gia chậm lại, GDP Việt Nam vẫn tăng trưởng ấn tượng 7,09%, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra. Xuất nhập khẩu đạt kỷ lục, tăng hơn 15% so với năm trước. Việt Nam nằm trong top 15 quốc gia đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới với 31 tỷ USD vốn FDI. Lạm phát và nợ công được Việt Nam kiểm soát tốt; kinh tế số, thương mại điện tử bán lẻ tiếp tục là trụ cột; du lịch phục hồi; nhiều luật quan trọng được thông qua; cơ sở hạ tầng phát triển.

Điểm nhấn nổi bật của Báo cáo là phân tích những tác động mạnh mẽ của công nghệ AI. AI được khẳng định có thể là động lực thứ ba cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam bên cạnh xuất khẩu và đầu tư.

Ba kịch bản về kinh tế Việt Nam trong năm 2025 cũng đã được đưa ra. Với kịch bản cơ sở - là kịch bản có nhiều khả năng xảy ra nhất thì GDP Việt Nam 2025 sẽ tăng 7,52%; CPI bình quân duy trì ở mức 3,87%. Kịch bản tăng trưởng cao thì GDP Việt Nam 2025 sẽ tăng 8,03 %; CPI ở mức 4,18%. Kịch bản tiêu cực: GDP Việt Nam sẽ chỉ tăng 7,17%, CPI ở mức 3,49%.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đang được thảo luận tại Quốc hội theo hướng tăng tính tự chủ cho doanh nghiệp Nhà nước, cắt giảm tối đa thủ tục hành chính. Việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, minh bạch và số hóa toàn diện, được kỳ vọng sẽ tạo lực đẩy cho sản xuất kinh doanh phục hồi mạnh mẽ.

Nghị quyết 68 đã thể hiện bước tiến đột phá về tư duy phát triển, là "cuộc cách mạng về tư duy và thể chế" và "bước ngoặt lịch sử" trong việc thúc đẩy kinh tế tư nhân bứt phá, khẳng định vai trò doanh nghiệp tư nhân trong thời kỳ mới.

Cổ phiếu VPL của Công ty cổ phần Vinpearl chính thức niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) với mức giá tham chiếu 71.300 đồng/cổ phiếu, tương ứng vốn điều lệ gần 18.000 tỷ đồng, sáng 13/5.

Giá dầu đã tăng khoảng 1,5% và chốt phiên ở mức cao nhất hai tuần, sau khi thỏa thuận thuế quan tạm thời giữa Mỹ và Trung Quốc làm dấy lên hy vọng về việc chấm dứt cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Thị trường chứng khoán ngày 13/5 phản ánh tích cực sau thông tin hạ nhiệt thuế quan. Đà tăng được kéo dài xuyên suốt phiên. Kết phiên, VN-Index tăng hơn 10 điểm, HNX-Index cũng tăng gần hai điểm.

Sau khi Mỹ và Trung Quốc đồng ý cắt giảm thuế quan và hạ nhiệt căng thẳng thương mại, các nhà giao dịch đã giảm bớt dự đoán về số lần Cục Dự trữ Liên bang (Fed) cắt giảm lãi suất trong năm nay xuống còn hai lần.