Bangladesh khủng hoảng thiếu nước ngọt do xâm nhập mặn

Mực nước biển dâng cao trong tháng 3 này đã đẩy nhanh quá trình xâm nhập mặn tại các con sông, khiến Bangladesh phải đối mặt với tình trạng thiếu nước ngọt trầm trọng.

Những ngày gần đây, khu vực Chittagong, thành phố lớn thứ hai ở Bangladesh với hơn 8 triệu dân, đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nước sạch nghiêm trọng. Nguyên nhân là do nguồn nước chính từ sông Karnaphuli đang bị nhiễm mặn cao, khi mực nước biển dâng cao bất thường do biến đổi khí hậu. Tình trạng thiếu nước nghiêm trọng này đã ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân Bangladesh, đặc biệt khi quốc gia này đang trong tháng lễ Ramadan.

Bangladesh là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu.

Bà Shamsun Nahar, người dân Bangladesh, cho biết: "vấn đề chính của chúng tôi hiện nay là chỉ có thể lấy nước hai tuần một lần. Chúng tôi là những người nghèo sống trong khu ổ chuột. Những ngày này chúng tôi còn không có gas để đun nước. Chúng tôi đang thực sự gặp khó khăn".

Anh Romjan Ali than vãn: "thiếu nước đang là một vấn đề lớn. Chúng tôi buộc phải sử dụng nước bẩn. Bây giờ, trong tháng Ramadan, chúng tôi phải nhịn ăn và chỉ uống nước. Chúng tôi đang cố gắng đổ đầy các xô trống nước trong nhà, nhưng nước hết rất nhanh chỉ trong một ngày".

Tình trạng xâm nhập mặn ở Bangladesh hiện nay đang ở mức đáng báo động

Tình trạng xâm nhập mặn ở Bangladesh hiện nay đang ở mức đáng báo động, khi độ mặn hiện tại của nước thu hoạch từ sông Karnaphuli lên tới 3.500 miligam clorua/lít, cao gấp 6 lần so với tiêu chuẩn nước ngọt thông thường. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc sử dụng nguồn nước có độ mặn cao có thể phá vỡ cân bằng điện giải của cơ thể, gây tăng huyết áp, các vấn đề về thận và các biến chứng sức khỏe khác.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Phúc lợi xã hội, cứu trợ và tái định cư Myanmar đã tổ chức Lễ Tri ân các đoàn cứu trợ quốc tế đến từ 5 quốc gia Đông Nam Á trong chiều 6/4.

Lực lượng hàng không vũ trụ của lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran đã tiếp tục mở rộng mạng lưới radar cảnh báo sớm "Ghadir" nhằm răn đe Israel, với các địa điểm mới được xây dựng ở phía Tây Bắc đất nước, gần Tabriz và dọc theo bờ biển Vịnh Ba Tư.

Hệ thống AWACS (Cảnh báo sớm và Kiểm soát trên không) đóng vai trò như một "trạm radar bay", cung cấp dữ liệu thời gian thực cần thiết để hỗ trợ các đơn vị thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả.

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã công bố “Tầm nhìn Bangkok 2030” tại Hội nghị cấp cao lần thứ 6 của nhóm Sáng kiến Vịnh Bengal về Hợp tác kỹ thuật và kinh tế đa ngành (BIMSTEC), diễn ra ở Thủ đô Bangkok của Thái Lan vào ngày 5/4.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky yêu cầu các Bộ trưởng và quan chức chính phủ thực hiện kiểm tra phát hiện nói dối, truy tìm người đứng sau vụ rò rỉ bản dự thảo thỏa thuận khoáng sản với Mỹ.

Cuộc sống của người dân Myanmar đã dần trở lại bình thường sau trận động đất lịch sử, xảy ra hôm 28/3/2025.