Bản sắc văn hóa Hà Nội qua trình diễn thực cảnh

Trình diễn thực cảnh tương tác - hình thức nghệ thuật sân khấu mới mẻ đang mang đến một cách tiếp cận độc đáo để khám phá lịch sử và văn hóa Thủ đô. Thay vì chỉ xem, khán giả được hòa mình vào câu chuyện, trực tiếp tham gia vào không gian và nhịp sống của quá khứ được tái hiện.

Hòa mình vào đời sống thường nhật của một gia đình Hà Nội xưa những năm 30 của thế kỷ trước, bào chế thuốc Đông y gia truyền, nếm thử các dược liệu, hay thưởng thức trà thuốc thơm ngát,... đây là những điều thú vị mà khán giả đã được trải nghiệm tại show thực cảnh tương tác “Chuyện phố Hàng”, ngay tại ngôi nhà di sản 130 năm tuổi ở số 87 Mã Mây, phố cổ Hà Nội. Show diễn lấy cảm hứng từ hình ảnh và những câu chuyện lịch sử có thật của một gia đình trung lưu có truyền thống làm thuốc Đông y từ nhiều đời, khiến du khách đi từ ngạc nhiên này đến bất ngờ khác.

Trình diễn thực cảnh tương tác là một hình thức biểu diễn mới mẻ, nơi ranh giới giữa sân khấu và đời thực được xóa nhòa. Khán giả không chỉ là người xem mà còn trở thành một phần của câu chuyện, tương tác trực tiếp với diễn viên và bối cảnh. Chính sự kết nối này đã khiến mỗi buổi diễn là một trải nghiệm độc nhất.

Tái hiện một đám cưới Hà Nội thập niên 1980, show diễn “Chuyện phố thời bao cấp” tại sự kiện “Đêm Trúc Bạch” cũng để lại ấn tượng mạnh khi đưa khán giả ngược thời gian trải nghiệm cuộc sống giản dị nhưng đầy tình nghĩa trong thời kỳ bao cấp, từ tình yêu đôi lứa đến tình làng nghĩa xóm.

Nếp sống sinh hoạt, đời sống tinh thần… cũng là những giá trị di sản phi vật thể cần được bảo tồn và phát triển. Với các sân khấu trình diễn thực cảnh tương tác, Hà Nội hiện lên qua từng lát cắt của vẻ đẹp lịch sử, truyền thống được gìn giữ qua nhiều thế hệ, giúp khán giả có được những góc nhìn, trải nghiệm kết nối sâu sắc hơn với bản sắc văn hóa Thủ đô thông qua nghệ thuật.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Lễ hội bánh mì TP.HCM lần 3 sẽ diễn ra từ ngày 21 - 24/3 tại Công viên Lê Văn Tám với chủ đề “Giòn ngon bánh mỳ - đậm vị cà phê”.

Với phong cách kết hợp giữa sáng tác phương Tây và hồn cốt văn hóa dân tộc, họa sĩ Nguyễn Hữu Xim đã mang đến cho công chúng yêu mỹ thuật một không gian hội họa mang đậm dấu ấn của cả một đời sáng tạo, cống hiến cho nghệ thuật.

Các thư viện mini trong cộng đồng không chỉ giúp nâng cao văn hóa đọc, trang bị kiến thức, kỹ năng sống và văn hóa lịch sử cho cộng đồng, mà còn lồng ghép hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường.

Lùng Cúng, bản xa nhất của xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải, Yên Bái, được thiên nhiên ban tặng cảnh sắc tươi đẹp, đặc biệt là sắc hồng của hoa đào vào mỗi dịp đầu xuân mới.

Thư viện Hà Nội, kho sách đồ sộ, được xây dựng trở thành tổ hợp không gian văn hóa hiện đại, nhiều tiện ích để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân Thủ đô.

Triển lãm cây cảnh nghệ thuật tại xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, không chỉ là dịp quy tụ các cây dáng thế khác lạ, mà còn để những người yêu cây, giới sưu tầm tìm về, góp phần định hướng sản phẩm du lịch trên địa bàn huyện.