Băn khoăn về tính hợp pháp của Temu

Xuất hiện tại Việt Nam từ cuối tháng 9, Temu được đánh giá là đối thủ đáng gờm của các sàn thương mại điện tử (TMĐT) lớn trên thị trường hiện nay.

Người dùng có thể vào các kho ứng dụng trên điện thoại để tải app và mua hàng, thanh toán trên nền tảng này với phiên bản tiếng Việt một cách dễ dàng. Temu hấp dẫn người mua bằng chiến lược bán hàng giá rẻ khiến nhiều doanh nghiệp nội địa lo lắng về áp lực cạnh tranh. Bên cạnh đó, những thông tin chưa rõ ràng về pháp lý của Temu khiến nhiều người băn khoăn về những rủi ro tiềm ẩn.

Gõ thử tên Temu trên thanh công cụ tìm kiếm trên cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử của Bộ Công Thương, kết quả là không có dữ liệu. Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (TMĐT và KTS) của Bộ Công Thương khẳng định Temu chưa đăng ký hoạt động tại Việt Nam.

Bà Lê Thị Hà, Cục TMĐT và KTS, Bộ Công Thương, cho biết: “Hiện tại chúng tôi đang tiếp tục làm việc với Temu để sàn này hiểu biết hơn và thực hiện theo pháp luật Việt Nam. Với người tiêu dùng, khi mua sắm trên các sàn TMĐT, đặc biệt là thương mại điện tử xuyên biên giới mà chưa được Bộ Công Thương xác nhận, được công bố trên cổng thông tin quản lý hoạt động TMĐT Online.gov.vn thì phải thật sự cẩn trọng”.

Dù được quảng bá rầm rộ trên mạng xã hội nhưng thực tế là sàn TMĐT này vẫn chưa chính thức công bố vào Việt Nam. Nhiều chuyên gia lo ngại về tính hợp pháp của Temu, khi từ cuối tháng 9, người dùng đã có thể vào các kho ứng dụng trên điện thoại để tải app và mua hàng, thanh toán trên nền tảng này với phiên bản tiếng Việt.

Ông Phạm Đình Thưởng, Hiệp hội TMĐT Việt Nam, cho biết: “Chúng ta có thể tải app Temu và có thể đặt mua hàng từ Temu rồi, như vậy có nghĩa là họ đã hoạt động tại thị trường Việt Nam rồi. Tuy nhiên theo tôi biết thì họ chưa đăng kí cấp phép, về mặt quản lý nhà nước chúng ta cần xem lại vì sao các sàn TMĐT xuyên biên giới chưa dăng ký vẫn được hoạt động tại Việt Nam”.

Theo quy định, các sàn bán lẻ online xuyên biên giới có tên miền Việt Nam, ngôn ngữ hiển thị là tiếng Việt, hoặc có trên 100.000 lượt giao dịch một năm từ Việt Nam phải đăng ký hoạt động.

Hiện, chưa có thống kê cụ thể về lượt giao dịch của Temu tại Việt Nam, nhưng với việc hoạt động với phiên bản tiếng Việt mà chưa đăng ký với cơ quan chức năng, Bộ Công thương cần vào cuộc ngay để đánh giá tác động về hoạt động của Temu tới thị trường trong nước.

Đầu tháng 10 năm nay, Indonesia cấm Temu để bảo vệ các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Một số nước cũng nghiên cứu các biện pháp thuế quan để kiểm soát hàng hoá nhập khẩu thông qua sàn thương mại điện tử xuyên biên giới này.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Khoảng 5.000 tỷ USD vốn hóa thị trường chứng khoán Mỹ bị “thổi bay” chỉ trong hai ngày sau khi Tổng thống Donald Trump công bố mức thuế quan mới với hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, nâng tổng mức vốn hóa bị mất từ khi ông Trump nhậm chức lên gần 8.000 tỷ USD.

Giá vàng trong nước sáng 5/4 đồng loạt giảm mạnh cùng chiều với giá vàng thế giới.

Chỉ số mua hàng của các nhà sản xuất đã tăng trở lại sau bốn tháng duy trì đà giảm cho thấy sức khỏe của ngành sản xuất Việt Nam có cải thiện.

Sau ba tháng đầu năm 2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,98 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm trước.

Giá vàng miếng trong nước quay đầu giảm mạnh. Hiện tại, vàng các thương hiệu đang mua vào 98,8 triệu đồng/lượng và bán ra ở mức 101,3 triệu đồng/lượng.

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đánh giá cao kết quả kinh doanh và những đóng góp của Công ty trách nhiệm hữu hạn LG Display Việt Nam Hải Phòng đối với kinh tế Việt Nam, trong buổi tiếp đại diện doanh nghiệp này vào chiều ngày 4/4.