Bán hàng cho khách nước ngoài

Trên khu vực phố cổ Hà Nội, hầu như các nhà mặt đường đều là các cửa hàng, cửa hiệu phục vụ khách du lịch trong và nước ngoài, trong đó nhiều cửa hàng luôn luôn đông khách, đắt hàng.

Theo thống kê, năm 2024, tổng lượng khách du lịch đến Hà Nội đạt 27,86 triệu lượt. Trong đó khách quốc tế chiếm tới 6,35 triệu lượt. Khách du lịch tới Hà Nội chủ yếu tập trung quanh khu vực phố cổ. Bởi thế, ở phố cổ, có những người mà cuộc sống hàng ngày luôn gắn với việc kinh doanh, buôn bán phục vụ khách nước ngoài.

Khách du lịch đến Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đều có xu hướng chi tiêu nhiều hơn bình thường. Bên cạnh việc lựa chọn các chương trình du lịch khám phá văn hóa, tham quan các di tích lịch sử, thưởng thức văn hóa nghệ thuật; du khách quốc tế còn chi tiêu khá nhiều vào việc khám phá ẩm thực truyền thống cũng như mua sắm các sản phẩm mang phong vị địa phương.

Đến Hà Nội hàng năm không chỉ có các vị khách đến từ châu Âu, châu Mỹ mà còn có một lượng lớn khách du lịch đến từ các nước châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ.

Anh Hrushikesh Joshi, du khách đến từ Ấn Độ chia sẻ: "Tôi đến Hà Nội và rất háo hức được khám phá khu chợ đêm phố cổ. Tôi nghe nói chợ đêm ở đây mở từ tối thứ 6 hết hết ngày Chủ nhật nên trong chuyến thăm Hà Nội lần này, tôi đã dành riêng tối hôm nay để đi hết khu chợ này, mua sắm một vài đồ lưu niệm cũng như thưởng thức các món ăn địa phương. Sau khi khám phá Hà Nội, ngày mai tôi sẽ tiếp tục cuộc hành trình ở Việt Nam với điểm đến tiếp theo là vịnh Hạ Long. Tôi rất ấn tượng với khu phố cổ Hà Nội. Ở đây có rất nhiều cửa tiệm, hàng quán với rất nhiều món đồ thú vị. Các món ăn cũng rất hấp dẫn. Không khí thì sôi động và con người vui vẻ. Tôi sẽ tận hưởng những điều tuyệt vời ở đây đêm nay".

Cách đây ba năm, anh Nguyễn Chí Long (phố Hàng Đường, quận Hoàn Kiếm) và những người bạn đã cùng nhau mở lần lượt ba quán ăn nhanh trên những con phố có nhiều khách du lịch nước ngoài qua lại. Mục đích của quán ăn này là phục vụ lượng khách quốc tế đến thăm thú Hà Nội. Bởi thế, thực đơn của quán đều là những món ăn, thức uống phù hợp khẩu vị, thị hiếu và tiện lợi cho du khách.

"Mình mở được ba quán. Mình thấy rằng ở những địa điểm này rất đông du khách nước ngoài nên phù hợp để kinh doanh. Quán của mình mở từ 10h sáng", anh Long cho hay.

Để phục vụ du khách nước ngoài, anh Long đã có khoảng thời gian học tiếng Anh, cũng như thay đổi thực đơn thường xuyên để phù hợp với khẩu vị của đối tượng khách hàng mà quán ăn của anh hướng đến.

Nằm trên khu phố đi bộ hồ Gươm, quán ăn thường chỉ đông khách vào ba ngày cuối tuần. Thời điểm diễn ra phố đi bộ, những người bán hàng làm việc không ngơi tay đến tối khuya.

Sự phục hồi mạnh mẽ của ngành du lịch sau đại dịch Covid, kéo theo là sự khởi sắc của nhiều ngành nghề kinh doanh và dịch vụ, đặc biệt tại những thành phố lớn như Hà Nội. Trên khu vực phố cổ, hầu như các nhà mặt đường đều là các cửa hàng cửa hiệu phục vụ khách du lịch, trong đó có khách du lịch nước ngoài.

Anh Bùi Văn Hiệu (Hoàn Kiếm) cho biết: "Khẩu vị của các khách hàng đến từ Tây Á sẽ có xu hướng ăn kiêng, nên trong menu nhà mình sẽ có đầy đủ các loại từ thịt bò, thịt gà cho đến cá để phù hợp với tất cả khách du lịch".

Trong khoảng thời gian mở cửa phố đi bộ là thời điểm đông khách ở cửa hàng của anh Hiệu, đặc biệt là vào chiều tối. Anh Hiệu cho biết: khách du lịch thường thích tản bộ và ngắm nhìn phố phường Hà Nội, sau đó sẽ ghé vào các quán ăn để thưởng thức ẩm thực tại đây.

Từ đồ lưu niệm, quần áo, đến ăn uống, giải trí đều rất đa dạng. Một số vị trí đắc địa, các cửa hàng cửa tiệm mở ra đều luôn trong tình trạng đông khách, đắt hàng. Các hộ kinh doanh phố cổ cũng nhờ lượng khách hàng dồi dào nào mà kiếm sinh nhai.

Nhịp sống mua bán cho khách nước ngoài cứ nhộn nhịp suốt những ngày cuối tuần, rồi lại lắng xuống trong những ngày sau đó. Lặp đi lặp lại.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đám cưới của NSND Như Quỳnh và nhiếp ảnh gia Nguyễn Hữu Bảo những năm 1980 từng gây sốt bởi sở hữu những tấm ảnh cưới có màu đầu tiên tại Hà Nội, khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng.

Những tiệm xăm nghệ thuật cũng như bao điểm làm đẹp khác, phản ánh một phần cuộc sống đô thị hiện đại. Ở đó có những câu chuyện riêng tư mà mỗi người sẽ lưu giữ theo một cách rất riêng.

Cờ Tổ quốc không chỉ tung bay rực rỡ trong các dịp lễ lớn của đất nước, mà hàng ngày những lá cờ còn được treo trang trọng trong các ngõ phố. Việc làm đẹp không gian sống đã biến ngõ phố trở thành điểm đến ấn tượng của du khách.

Đi chợ đồ cũ đã trở thành thói quen mua sắm của nhiều người dù không phải lúc nào cũng chọn được đồ ưng ý, nhưng đó là cách họ để thư giãn và tận hưởng cảm giác khi tìm mua được món đồ yêu thích.

Cần mẫn bên nồi hấp mỗi sớm tinh mơ, nghệ nhân Hoàng Thị Lan đã có hơn 50 năm làm bánh cuốn, truyền giữ hương vị quê hương Thanh Trì qua từng lớp bánh mỏng, dẻo, thơm.

Giữa nhịp sống hiện đại, nghệ nhân ưu tú Phạm Công Bằng vẫn miệt mài gìn giữ và mang đến sức sống mới cho nghệ thuật múa rối cạn Tế Tiêu.